27 thg 3, 2013

CỨU THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐEM LỢI CHO AI?



Con người thời nay buộc phải có nhà để ở, nếu không phải ở hang nhưng lấy đâu lắm hang để Dân ở bây giờ?.
Tại Ta, dân để có căn nhà chung cư 70 m2 tại Mỹ Đình giá khoảng:

Cần bán căn hộ chung cư tại Mỹ đình II tổng HUD. DIện tích 70  nhà đã sửa chữa đẹp, sổ đỏ chính chủ. Giá 2.7 tỷ Liên hệ: Anh hưng- 0902254444”.

Tạm tính( dốt đi nữa):

1/ Thu hồi 70 m2 đất, đền bù 9.000.000 đ/m2  x 70 m2 = 630.000.000 đ 
2/ Tiền xây dựng, thuế, lãi vay... cho 70 m2 x 10.000.000 đ/ m2  = 700.000.000 đ.

Lãi: 2.700.000.000 đ - 1/ + 2/ = 1.370.000.000 đ. Ở đâu trên thế gian này lãi bằng DA xây nhà bán cho dân?

Tạm tính lãi trên 1 m2  sau khi bán nhà xấp xỉ 200.000.000 đ, nhà đầu tư sao không giàu.

Chủ các DA nhà ở là ai?

Quả bóng bất động sản bùng phát chủ đầu tư thu bao nhiêu nữa?

Ví dụ: Lương của Dân khoảng 5.000.000 đ/ tháng, hoặc không có lương tháng, thì bao nhiêu năm dân sẽ mua được căn hộ này?.


Quả bóng bất động sản nổ, chủ DA còn bao % căn hộ chưa bán giá trên Trời, nay đòi chính phủ bơm tiền thuế của: (Dân lương khoảng 5.000.000 đ/ tháng, hoặc không có lương tháng) để cứu ông chủ đã thu:  lãi trên 1 m2  sau khi bán nhà xấp xỉ 200.000.000 đ

Một pha cứu kẻ giàu thật ngoan mục ở Ta?

Một ông dân nghèo phán vậy liệu có đúng hỡi các nhà làm Nghị định? .

Mời xem thêm:

'Nên để thị trường bất động sản rơi tự do'

Lo ngại rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc có thể cầm máu nhưng vết thương khó lành, tiến sĩ Alan Phan cho rằng nên để thị trường tự điều chỉnh để sau 4-5 năm có thể quay về thời hoàng kim.
> Tâm lý chờ đợi bao trùm thị trường địa ốc
> Tránh lợi ích nhóm khi cứu bất động sản

Theo tiến sĩ Alan Phan, giá nhà có thể giảm thêm 30-50% nữa. Ảnh: Hoàng Lan
- Vấn đề giải cứu bất động sản đang gây tranh cãi, một bên nói cần tháo gỡ vì địa ốc liên quan đến hơn 80 ngành nghề, số khác cho rằng không nên bi kịch hóa. Ông nghiêng về ý kiến nào?
- Bất cứ phương án giải cứu nào cũng đòi hỏi một cái giá phải trả. Thứ nhất là tiền bạc, thứ hai là ảnh hưởng của nó tới các hoạt động khác. Nếu Chính phủ in tiền để giải cứu bất động sản thì hệ quả đầu tiên là lạm phát và toàn dân phải chịu. Các giải pháp khác như đánh thuế vào tài khoản tiết kiệm giống Síp làm thì chúng ta đã thấy hậu quả thế nào. Tôi cho rằng, với giải pháp nào, Chính phủ cũng như nền kinh tế Việt Nam sẽ phải trả cái giá đắt.
Quan điểm của tôi là hãy để cho bất động sản rơi tự do. Điều này sẽ làm giá nhà giảm thêm 30-50% để "bắt kịp" thu nhập của người dân và sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu có đủ điều kiện mua nhà. Người dân sẽ có thêm niềm tin và đây chính là một cú hích tạo ra sự kích cầu lớn. Giống như nền kinh tế Mỹ nợ ngập đầu nhưng vẫn rất năng động, bởi họ phải "kéo cày" làm việc tới 15-16 tiếng mỗi ngày để trả nợ.
Tất nhiên, khi để bất động sản rơi thì nợ xấu ngân hàng sẽ tăng, nhà băng có thể "chết" nhưng không sao cả vì số lượng ngân hàng hiện dư chứ không thiếu. Nếu một nửa nhà băng chết, một nửa sống thì cũng không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền. Ngân hàng chết, chứng khoán sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một chu kỳ kinh tế mới.
- Ông đánh giá thế nào về giải pháp rót 30.000 tỷ đồng qua ngân hàng thương mại để tháo gỡ khó khăn cho địa ốc, trong đó tập trung cho phân khúc nhà thu nhập thấp và nhà thương mại giá rẻ?
- Theo tôi giải pháp này không khả thi. Hiện nợ xấu ngân hàng chồng chất rồi, giờ phải cho vay thêm thì sẽ rất "ngượng ngùng". Chính phủ rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một vài đối tượng. Thị trường bất động sản Việt Nam chỉ cầm máu một chút và vết thương sẽ không khỏi. Phương thức can thiệp này không hữu hiệu mà chỉ lợi cho một nhóm người. Ngoài ra, khi bơm tiền ra sẽ có ít nhất 50% lượng tiền biến mất vì sự không minh bạch, thiếu kiểm soát nghiêm túc. Phải nhớ rằng, ở đâu cũng thế, tiền của người khác thì ta luôn có sự cẩu thả trong tiêu xài. Không có sự kiểm soát chặt chẽ thì luôn có những đối tượng lợi dụng, đó là tình trạng chung của mọi xã hội, "thừa nước đục thả câu".
Ở Mỹ, Chính phủ không cứu bất động sản mà để giá địa ốc xuống ồ ạt. Khi ngân hàng lớn lâm nguy, Chính phủ phải rót tiền vào để có thăng bằng nhưng sau đó chính ngân hàng phải tự tìm vốn để bù vào. Sau khi có thêm một nguồn vốn mới, ngân hàng phải trả lại Chính phủ.

4 nhận xét:

  1. Tôi ủng hộ quan điểm của Tiến sĩ Alan Phan! Hãy để giá đất trên thị trường giảm về sát với giá do nhà nước quy định. Khi đó sẽ không còn cảnh các tỷ phú BĐS cướp đất của nông dân dưới cái tên mỹ miều "thu hồi phục vụ phát triển dự án KTXH" như ở Văn Giang, Dương Nội. Cuộc sống của chúng tôi ở làng quê sẽ trở lại yên ả, êm đềm như . . . ngày xửa, ngày xưa!!!

    Trả lờiXóa
  2. Ông tiến sĩ này tốt nghiệp ở đâu chỉ được: cái nói đúng, Nhưng lời khuyên cho kẻ có quyền ở Ta, họ không nghe lời nói đúng, nhất là các ngài học vị do Tư bẩn nó cấp?

    Trả lờiXóa
  3. Tốt nhất thì ko nền bàn về việc cứu hay không. Mà phải chấp nhận rủi ro của thị trường vì mình đang vận hành theo cơ chế thị trường mà. Giới thiệu bạn dự án của Vingroup để xem tập đoàn này đâu tư như thế nào nhé. Khu đô thị Vinhomes Tân Cảng | Khu do thi Vinhomes Tan Cang

    Trả lờiXóa
  4. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết khách sạn là một trong những dịch vụ môi trường chuyên nghiệp tại hcm đang được rất nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư quan tâm, điều đó phản ánh nhu cầu giải quyết các thủ tục, dịch vụ môi trường chuyên nghiệp tại hcm của xã hội.Nhưng theo tôi,một chuyên viên môi trường tôi thấy việc lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết khách sạn của công ty môi trường Phong Việt đáp ứng được các tiêu chí:
    CHUYÊN VIÊN MÔI TRƯỜNG: Nguyễn Huỳnh Thảo Nguyên
    SĐT: 0915101713 - 01208855960
    Email: thaonguyen@phongvietjsc.com
    Công ty cổ phần tư vấn – đầu tư – thương mại Phong Việt
    Địa chỉ trụ sở chính : 97-99 Tôn Thất Đạm, phường Bến nghé, Quận 1
    Văn phòng hồ chí minh : 372/1 Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp

    Đề án bảo vệ môi trường chi tiết khách sạn ||
    De an bao ve moi truong chi tiet khach san

    Trả lờiXóa