6 thg 8, 2012

NHÀ SƯ XƯA VÀ NAY

 XƯA:
Nhà sư tham gia chính trị
Ông họ Nguyễn, quê châu Cổ Pháp (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), từ thuở nhỏ đã thông minh, học thông Nho, Lão, Phật và nghiên cứu hàng trăm bộ luận Phật giáo. Năm 21 tuổi ông xuất gia, tu học với bạn là thiền sư Ðịnh Tuệ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ. Sau khi Thiền Ông mất, ông bắt đầu chuyên thực tập Tổng Trì Tam Ma Ðịa, nên sau này hễ ông nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm. Vua Lê Ðại Hành rất tôn kính ông. Năm 980, Hầu Nhân Bảo của nhà Tống mang quân sang đóng ở núi Cương Giáp Lãng định xâm chiếm nước Đại Cồ Việt, vua triệu ông vào hỏi nếu đánh thì thắng hay bại. Ông đáp trong vòng từ ba đến bảy ngày giặc sẽ rút lui. Lời này sau ứng nghiệm. Khi vua Lê Ðại Hành muốn can thiệp vào Chiêm Thành để cứu sứ giả bị Chiêm Thành bắt giữ nhưng còn do dự, thì Vạn Hạnh nói đây là cơ hội đừng để mất. Sau đó lời này nghiệm, và trận ấy quân Lê thành công. 
Trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi, ông đã tác động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu. Sách Thuyền Uyển Tập Anh nói những loại sấm truyền và tiên tri ông dùng có rất nhiều thứ không kể hết được. Sách này kể ra một vài phương pháp đã dùng: Hồi Lê Ngọa Triều đang thi hành chính sách bạo ngược bị thiên hạ ghét bỏ, thì tại Cổ Pháp có một con chó trắng xuất hiện trên lưng nó có hai chữ “thiên tử” lấm tấm bằng lông đen. Thiên hạ bèn đồn rằng con chó là tượng trưng cho năm Tuất, và một bậc thiên tử sẽ sinh vào năm Tuất sẽ xuất hiện cũng vào năm Tuất (tức năm 1010).
NAY:
Nhà sư tòng quân
Trước đây, nhắc đến chùa Cổ Lễ (Trực Ninh-Nam Định) mọi người sẽ nghĩ ngay tới một ngôi chùa cổ kính với những lễ hội lớn hay một chiếc chuông khổng lồ. Nhưng ít ai biết được rằng, cũng chính tại ngôi chùa này đã có 27 nhà sư đã cởi áo cà sa để mặc quân phục “Bộ đội Cụ Hồ”, lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Ghé thăm chùa Cổ Lễ vào một ngày đầu đông, nhưng lòng tôi lại có một cái cảm giác ấm áp lạ thường. Ngôi chùa ngự trên một nơi được bao quanh là những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Nghe các nhà sư kể lại, tôi vô cùng ngạc nhiên khi biết, chính tại ngôi chùa này, 27 nhà sư đã cởi áo cà sa để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Tháng 8-1946, giặc Pháp tràn vào đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... với dã tâm tái chiếm nước ta. Cuối năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”. Hưởng ứng lời kêu gọi, Hòa thượng Thích Thế Long, trụ trì chùa Cổ Lễ đã cho gọi các vị tăng ni, phật tử trong chùa lên họp bàn đưa ra ý kiến. Trong cuộc họp, mọi người thống nhất sẽ làm lễ “giải pháp y”, thành lập đội quân “nghĩa sĩ phật tử”, cho phép các tăng ni tạm rời cửa thiền ra chiến trường đánh giặc cứu nước.
Ngày 27-2-1947, chùa Cổ Lễ rợp bóng cờ hoa, biểu ngữ, hàng nghìn đồng bào các giới, tín đồ thập phương đổ về. Đại đức Thích Trí Không thay mặt Ban tổ chức tuyên bố lễ phát nguyện. 27 nhà sư cởi áo cà sa, đội mũ gắn sao, khoác ba lô trở thành 27 chiến sĩ Vệ quốc đoàn. Trước ngày lên đường, đội quân này ngày ngày luyện tập võ nghệ, học cách sơ cứu cho thương binh...
QĐND - Thứ Năm, 17/12/2009, 9:0 (GMT+7)

Các nhà sư ra Trường Sa 

Chiều 12/4, 5 nhà sư tự nguyện tiếp quản các chùa ở Trường Sa đã lên đường đến quần đảo này. Dự kiến, Đại đức Thích Thánh Thành cùng Thượng tọa Thích Tâm Hiện (hiện tu tại chùa Tân Long, Diên Khánh, Khánh Hòa) tiếp quản chùa ở đảo Song Tử Tây. Đại đức Thích Giác Nghĩa, trụ trì chùa Vạn Đức và chùa Phước Trí (Vĩnh Phương, TP Nha Trang) cùng Đại đức Thích Ngộ Thành tiếp quản chùa ở đảo Trường Sa Lớn. Đại đức Thích Đạo Biện, trụ trì chùa Long Thọ và Đại đức Thích Đức Hỷ trụ trì chùa Hưng Long (thị xã Ninh Hòa) tiếp quản chùa ở đảo Sinh Tồn.

Nhà sư trẻ chịu oan
Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.
Một đêm tháng 1-2008. Trời se sắt lạnh. Chùa Thanh Tâm (xã Tân Tiến, Đồng Phú, Bình Phước) đang trầm mặc lời kinh tụng thì bất ngờ bị ngắt ngang bởi tiếng khóc oe oe của trẻ thơ. Sư thầy Phạm Minh Tâm (pháp danh Thích Chiếu Pháp) cùng mấy chú tiểu vội vã chạy ra và bất ngờ nhìn thấy một bé trai sơ sinh nằm trên cái nia bên hiên nhà thuốc nam của chùa. Vừa được thầy Tâm bế vào lòng, bé liền ngừng khóc. Lúc đó hơn 21g, trời tối đen như mực. Không ai hay biết chuyện xảy ra trước cổng chùa.
Nhà sư phạm pháp
Anh Quang biết sức khỏe của vợ yếu nên đã đóng cửa phòng và theo đoàn phật tử ra ngoài. Khi anh đi được chừng 15 phút, sư Thắng bước vào. Ông này hỏi thăm chị Phương và ngỏ ý muốn bắt mạch giúp, rồi đi lấy máy đo nhịp tim, luồn tay vào áo chị Phương để... kiểm tra sức khỏe cho chị.
"Vì nghĩ sư Thắng là người tu hành, có lòng tốt khám bệnh giúp người nghèo nên tôi chẳng nghĩ ngợi gì. Nhưng khi sư Thắng sờ soạng ngực mình, tôi giật mình hất tay ông ta ra. Đến lúc này, ông ta bắt đầu bộc lộ bản chất 'sư hổ mang'.
Ông ta tự cởi quần mình, đè tôi xuống và hăm dọa nếu nhúc nhích sẽ gọi thêm người vào đánh. Do đang mang thai, lại bị nghén nên giọng tôi yếu ớt, sức khỏe yếu, không thể phản kháng nổi gã đàn ông khỏe như hổ và cuối cùng hắn đã đạt được mục đích. Xong việc, hắn đắp chăn cho tôi và sau khi ra ngoài, còn nói thêm 'Con nghỉ ngơi nhé'", chị Phương bức xúc kể lại.
Khi sư Thắng đi rồi, chị Phương đã chạy ra tố cáo sự việc với chồng và nhiều người nữa. Chồng chị bán tín bán nghi, còn mọi người thì cho rằng chị Phương bị điên. Chẳng ai nghĩ rằng sư thầy lại đi làm chuyện đó. Mãi sau, anh Quang mới đồng ý đưa vợ đi trình báo công an.
Đến chiều tối cùng ngày, anh Quang nhận được tin nhắn từ sư Thắng với nội dung van nài anh đừng làm to chuyện. Một số người trong Tịnh xá Ngọc Yên cũng đến nhà đề nghị anh Quang rút đơn tố cáo, yêu cầu được bồi thường tiền, và mong nạn nhân không làm lớn chuyện.
"Tôi đã từ chối bởi mình tuy nghèo nhưng không thể nào vì đồng tiền mà chịu nhục. Con cái tôi sau này biết chuyện sẽ coi thường cha mẹ nó", anh Quang cho biết.
Chiều ngày 3/8, Công an tỉnh Gia Lai đã xác nhận sự việc vợ chồng anh Quang, chị Phương tố cáo là đúng. Sư Thắng đã bị bắt và thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án.
Tên nhân vật đã được thay đổi- Theo Tùy Phong.
Phật giáo 
Phật giáo (zh. 佛教, sa. buddhaśāsana, pi. buddhasāsāna, bo. sangs rgyas bstan pa, hay giáo lý của Phật-đà (śāsana), là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới (các tôn giáo lớn khác là Do Thái giáo, Ki-tô giáo  Hồi giáo, và Ấn Độ giáo). Phật giáo được một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (zh. 悉達多瞿曇, sa.siddhārtha gautama, pi. siddhattha gotama) sáng lập khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên, và Phật-đà hay Bụt-đà (sa., pi. buddha), người Việt gọi đơn giản là Phật, có nghĩa là "người tỉnh thức", "người giác ngộ", danh hiệu mà Ngài có được sau khi thành đạo, giác ngộ. Giáo lý mà Ngài dạy và để lại được gọi là Phật pháp (zh. , sa. dharma, pi. dhamma). Ở một số ngôn ngữ, Phật giáo có nghĩa như "nguyên lí của vạn vật".
Cơ sở tư tưởng của Phật pháp  Tứ diệu đế, là cốt lõi giáo pháp của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lý này chính là câu trả lời cho câu hỏi của thời đại đó, là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong luân hồi (zh. 輪回, sa., pi.sasāra) và liệu con người có cơ hội thoát khỏi nó hay không.
Tứ diệu đế là:
1.    Khổ đế (zh. 苦諦, sa. dukhāryasatya, bo. sdug bsngal bden pa, chân lý về sự Khổ: Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa người mình yêu quý, ở gần người mình ghét bỏ, không đạt sở nguyện, là 8 điều khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn (zh. 五蘊, sa. pañcaskandha, pi. pañcakhandha), là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ.
2.    Tập đế (zh. 集諦, sa. samudayāryasatya, bo. kun `byung bden pa , chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, Ái (, sa. tṛṣṇā, pi. ta), tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi (zh. 輪迴; sa., pi. sasāra).
3.    Diệt đế (zh. 滅諦, sa. dukhanirodhāryasatya, bo. `gog pa`i bden pa, chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.
4.    Đạo đế (zh. 道諦, sa. dukhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya, bo. lam gyi bden pa, chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā).
Phật xác nhận ba đặc tướng của cuộc đời là vô thường (zh. 無常, sa. anitya, pi. anicca), vô ngã (zh. 無我, sa. anātman, pi. anattā) và vì vậy mà con người phải chịu khổ (zh. , sa. dukha, pi. dukkha). Nhận thức ba dấu ấn (zh. 三相, sa. trilakaa, pi. tilakkhaa) đặc trưng này của sự vật đồng nghĩa bước đầu đi vào đạo Phật.
Khổ được giải thích là xuất phát từ ái (zh. , sa. tṛṣṇā, pi. ta) và vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā), và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử (hữu luân 有輪, sa. bhavacakra, pi. bhavacakka). Cơ chế làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thích bằng thuyết Duyên khởi (zh. 緣起, sa. pratītyasamutpāda, pi.paiccasamuppāda). Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāa, pi. nibbāna). TheoTứ diệu đế, con đường dẫn đến Niết-bàn là Bát chính đạo (zh. 八正道, sa. aṣṭāgikamārga, pi. aṭṭgikamagga).
Pháp luân-tượng trưng cho giáo pháp của Đức Phật, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo
Bát chính đạo bao gồm:
1. Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba: Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
2. Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-sakappa, sa.samyak-sakalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa: Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.
3. Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag: Không nói dối hay không nói phù phiếm.
4. Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa.samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha`: Tránh phạm giới luật.
5. Chính mệnh (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba: Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện.
6. Chính tinh tiến (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa.samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba: Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
7. Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyag-smti, bo. yang dag pa`i dran pa: Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
8. Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin: Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).
Con đường tám nhánh này có thể được phân thành ba loại, gọi là Tam học, tức là tu học Giới (zh. , sa. śīla, pi. sīla), Định (, sa.samādhi, dhyāna, pi. samādhi, jhāna) và Huệ (zh. , sa. prajñā, pi. paññā). Những tư tưởng cơ bản của Phật-đà đều được nhắc lại trong các kinh sách, nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có nhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp.
Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiaka, pi. tipiaka), bao gồm:
1. Kinh tạng (zh. 經藏, sa. sūtra-piaka, pi. sutta-piaka, bo. mdo sde`i sde snod  bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi.dīgha-nikāya), 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya), 3. Tương ưng bộ kinh (pi. sayutta-nikāya), 4. Tăng chi bộ kinh (pi.aguttara-nikāya) và 5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya).
2. Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piaka, bo. `dul ba`i sde snod , chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. sagha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.
3. Luận tạng (zh. 論藏, sa. abhidharma-piaka, pi. abhidhamma-piaka, bo. mngon pa`i sde snod —cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học  tâm lí học. Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất.
Tăng-già (zh. 僧伽; s, pi. sagha) của đạo Phật gồm có Tỳ Kheo (zh. 比丘, sa. bhiku, pi. bhikkhu), Tỳ Kheo Ni (zh. 比丘尼, sa. bhikuī, pi. bhikkhunī) và giới Cư sĩ.
Là người vô thần khi nhỏ tin là mình có thể làm được nhiều thứ theo ý mình, lớn mới thấy mình cuồng, mỗi cá thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố thiên nhiên và xã hội.
Khoảng 10 tuổi vì học cùng tiểu tôi có sống hơn một năm ở chùa Trà Phương  - nơi thanh tịnh vô cùng, hồn ta muốn hướng theo, nên thấy nhiều kẻ đến cắm nén hương cầu con, cầu giàu, cầu quan, cầu tranh tụng thắng…
Lớn đi chùa nghe thấy sự cầu con, cầu giàu, cầu quan, cầu tranh tụng thắng… nghe còn gớm hơn.
Khi học lỏm một số kinh Phật ngộ ra: Đạo Phật có nghĩa là "người tỉnh thức", "người giác ngộ"đưa chúng vào đường tu thân theo:
 Tư tưởng của Phật pháp  Tứ diệu đế, là cốt lõi giáo pháp của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lý này chính là câu trả lời cho câu hỏi của thời đại đó, là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong luân hồi (zh. 輪回, sa., pi.sasāra) và liệu con người có cơ hội thoát khỏi nó hay không.
  Pháp luân - tượng trưng cho giáo pháp của Đức Phật, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo.
Chùa nơi thờ Phật, để ta tu thân theo Phật pháp, đâu phải là nơi kẻ tham: đem vài đồng tiền lẻ cho trẻ không dùng hoặc rất nhiều tiền của để cầu giầu, cầu quan…
Thế mà dân, quan cứ cầu, họ không biết đến Tứ diệu đế, Bát chính đạo để tu thân, cứ gây khổ, ác… cho chính mình, cho đồng loại…

 Cho nên sư và chùa ở Ta:
"Chỗ nào cũng hòm công đức, thực chất là một cách moi tiền khách thập phương. Sư sãi chính trị hóa và thế tục hóa lộ liễu, còn dân thường thì vụ lợi theo cách riêng của mình. Thay niềm tin thiêng liêng bằng mê tín, các đám đông trở nên hỗn hào mà nhiều khi lại đá sang cả chất khoe mẽ tân thời.…
    Cái lý do khiến tôi dạo này chán không tính tới chuyện tìm hiểu đạo Phật ở các vùng quanh Hà Nội là vậy.
    Vào miền Nam, thấy có chút khác.
    Ở Côn Đảo đến thăm ngôi chùa mới được xây dựng. Một chị trạc 40-45 kể thầy trụ trì ở đây là ở chùa Vĩnh Nghiêm ra. Thầy bảo chỉ nên lên chùa để nghe kinh và ngẫm chuyện đời chuyện đạo. Chứ ai lên chùa mà chỉ chăm chăm cầu sao buôn may bán đắt và thăng quan tiến chức thì đừng có lên.
     Tưởng rằng chỉ Côn Đảo là nơi thoát khỏi cái sôi động của đời sống hiện đại mới có những ngôi chùa như vậy, hóa ra nhiều chùa khác ở chung quanh Sài Gòn tôi cũng gặp tình hình tương tự.
      Người dẫn tôi đến chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn kể chính vì nhờ lên chùa mà chị tìm thấy sự yên ổn trong tâm linh và sự hòa hợp ngay trong cuộc sống gia đình. Hiệu sách trong chùa khá đông khách, ở đây tìm được nhiều loại băng đĩa và sách vở cần thiết. Tôi được chị bạn mua tặng một loạt sách và đĩa.
Thường nghe nói tôn giáo ở VN nhiều khi là một thứ niềm tin không giáo lý. Ở nhiều chùa miền nam, tôi gặp những cố gắng vượt thoát khỏi tình cảnh đó.
Cũng bàn về tôn giáo của người Việt, dưới đây là một đoạn văn của L. Dutreuil de Rhins trong Nghiên cứu Huế tập tám, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan mới cho in quý I năm nay. Tôi đọc và thấy tự tin với những ý nghĩ vừa trình bày ở trên của mình. Đoạn văn như sau.
       Cùng với Phật, [người An Nam] sùng bái vô số thánh thần. Mỗi gia đình sùng bái riêng nhiều vị các vị này sẽ  phù hộ cho gia đình tai qua nạn khỏi. Như thế là từ các lập thuyết Trung Hoa, người An Nam chỉ giữ lại một mớ dị đoan thô lậu, và mọi thứ trở lực chống lại xu thế thô lậu này bị hoàn toàn vô hiệu hóa. Không bao giờ cảnh chùa chiền  đông đúc tín đồ như ta thấy ở Trung Hoa; theo nghĩa này, chùa thường xuyên vắng vẻ. Không có lễ chùa, không có kinh kệ. Mà ngược lại, toàn đám đông cúng bái ồn ào kèm theo ăn uống xô bồ, như sở thích người An Nam vốn vậy.- Vương Trí Nhàn
Thôi có thể chưa được giáo dục mà nên.
Nhưng một số nhà sư nay (con sâu bỏ …nồi canh) được học Phật pháp sao họ ăn chơi vậy:
Không lao động như nhà sư ngày xưa vì thấy móng tay chau chuốt.
Trang phục sang từ đầu đến chân đồ hàng hiệu.
Đi xe sang.
Kinh doanh đám ma, cho cốt vào chùa.
Dùng tiền của tín đồ  cho mình và người thân bất minh .
Ăn đồ quý, có khi không chay.

Quý kẻ có tiền, có quyền...., khinh ra mặt người không có tiền có quyền...
Không viết nữa vì nhiều người nói xấu một số nhà sư ở Phòng(1) hơn vậy.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tổ chức của Giáo hội tuân theo Hiến chương được soạn thảo năm 1981 và sửa đổi một số lần sau đó. Theo đó, tổ chức Giáo hội chia thành cấp Trung ương, cấp tỉnh/thành và cấp quận/huyện/thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh. Tại cấp Trung ương, lãnh đạo của Giáo hội gồm hai Hội đồng: Hội đồng Chứng Minh và Hội đồng Trị Sự, với nhiệm kì 5 năm.
  • Hội đồng Chứng Minh: Thành viên Hội đồng Chứng Minh là các Hòa thượng. Đứng đầu Hội đồng Chứng Minh là Pháp Chủ, dưới là các Phó pháp chủ và các thành viên khác.
  • Hội đồng Trị sự: Thành viên Hội đồng Trị sự là các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư, Cư sĩ. Đứng đầu Hội đồng Trị sự là Chủ tịch Hội đồng Trị sự, tiếp đó là các Phó chủ tịch, các Trưởng ban.
  • Tại cấp Tỉnh/thành, mỗi tỉnh/thành có Tỉnh/Thành hội Phật giáo, lãnh đạo bởi Ban trị sự Tỉnh/Thành hội, người đứng đầu là Trưởng Ban trị sự.
  • Tại cấp Quận/huyện/thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh, lãnh đạo bởi Ban đại diện Phật giáo, đứng đầu là Chánh Ban đại diện Phật giáo quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh).
Theo tín đồ cho biết tổ chức của Hội Phật giáo trong thường trực ban trị sự cấp tỉnh/thành có Trưởng ban giáo dục tăng ni.
Mong rằng Ban giáo dục tăng ni sẽ giáo dục, uốn nắn Tăng, Ni theo giáo pháp của Đức Phật, kỷ luật ngay những kẻ lợi dụng Đạo Phật làm điều bất chính, khiến tín đồ nghi đạo, đó là tội lớn nhất của tăng, ni ở trần gian này.
Nếu không đủ tâm theo Đạo Phật hãy rời ngay khỏi chùa.
 Không theo được, nhưng tôi ngưỡng mộ Đạo Phật, vì đạo này đã hướng người ta nhân văn hơn trong thế giới loạn vì tiền, vì quyền…nhiều kẻ muốn cả thế gian là của riêng họ từ ngọn cỏ,… đến con chim…
Hiểu Đạo Phật làm ta tỉnh ngộ giữa dòng đời, dù ta không đến được.

Na mô A Di Đà Phật!.

Phòng, gần rằm tháng Vu Lan.
(1) Hải Phòng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét