XƯA:
Thời Hùng Vương Hải Phòng nay thuộc bộ Dương Tuyền, là
một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang.
Là nơi chiếm giữ vị trí chiến lược quan
trọng, địa thế hiểm trở, là cửa ngõ vào Thăng Long, các vương triều Việt Nam đã
lập những chiến tích lừng lẫy trong lịch sử chống xâm lược của Tàu với các
chiến thắng trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn và trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập
nên nhà Mạc, năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi
cho con trai là Mạc Đăng Doanh về Cổ Trai làm Thái Thượng Hoàng, xây dựng
làng Cổ Trai từ một làng chài ven biển thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn của trấn Hải Dương (ngày nay là xã Ngũ
Đoan huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng) trở thành Dương Kinh
tồn tại đồng thời với trung tâm Thăng Long. Dương Kinh
thêm phủ Thuận An ở trấn Kinh Bắc, các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương,
Thái Bình ở trấn Sơn Nam. Dương Kinh được xây dựng như một kinh đô thu nhỏ
là kinh đô thứ hai của nhà Mạc, Dương Kinh thời Mạc không chỉ là kinh đô hướng
biển mà còn là đô thị ven biển đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Khu tưởng niệm triều Mạc tại xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng
Khu tưởng niệm triều Mạc tại xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng
Một
vương triều giàu có nhất thời xưa có ngai vua bằng vàng thật, chứ không như các triều khác ngai gỗ thiếp vàng, gốm sứ đẹp lại in danh nơi hoặc người chế tác, kích nghệ nhân hưng phấn tạo nên nhiều sản phẩm xuất thần, xuất ra nước ngoài thu đầy vàng, không như nay toàn xuất thô thì "vua" còn lâu mới có ghế vàng mà ngồi, thế mà nhiều nhà sử học không chịu tìm hiểu cứ
xem cái viết của kẻ thù cho kẻ thù làm chuẩn, thế mới hay cho các nhà sử Ta.
Một vương triều đầy tranh cãi, chú Lê - Trịnh viết sử tuyền bêu xấu bác Mạc thế mới kỳ!
Một vương triều đầy tranh cãi, chú Lê - Trịnh viết sử tuyền bêu xấu bác Mạc thế mới kỳ!
Nhà Mạc thất thủ phải rút lên đất Cao Bằng,
tướng nhà Lê là Trịnh Tùng đã đốt phá, san phẳng các công trình
kiến trúc trên Dương Kinh. Từ Lê Trung Hưng, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn
Hải Phòng bây giờ nằm trong địa phận trấn Hải Dương rồi tỉnh Hải Dương (1831).
Trong những thư tịch của các nhà hàng hải,
thương nhân châu Âu trong thế kỷ XVII - XVIII thì ngoài 2 đô thị Kẻ Chợ (Thăng
Long) và phố Hiến còn nhắc nhiều đến 2 địa danh khác là Batshaw (còn được viết là Batsha) và Domea nằm trong khoảng vĩ độ 20°45' và
20°50' bắc thuộc vùng Đồ Sơn - Tiên Lãng, người nước ngoài chủ yếu là người Hà Lan đến sinh sống và buôn bán. Trong thời
kỳ này nhiều loại rau có nguồn gốc từ xứ lạnh như bắp cải, su hào, súp lơ… đã
được các thuyền buôn Hà Lan mang tới và phổ biến cho dân địa phương cách gieo
trồng, nay các bạn mới được dùng bắp cải, su hào, súp lơ… .chứ không có Phòng tôi tiếp thu giống ấy thì nay các bạn chỉ có rau muống mà thôi?
Việt Nam cuối thế kỷ XVIII chính sách bế
quan tỏa cảng của các triều Nguyễn đã làm cho hoạt động ngoại thương đình trệ,
kéo theo sự suy tàn của nhiều làng nghề cùng những thương cảng quan trọng,
trong đó có Domea. Hải Phòng khi đó thường xuyên ở vào tình trạng bất ổn chính
trị, đời sống nhân dân bấp bênh do thiên tai và nạn hải tặc từ miền nam Trung
Hoa.
Năm 1871 - 1873, Bùi Viện
đã xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và
một căn cứ phòng ngự bờ biển gọi là nha Hải phòng sứ.
Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn
ký Hòa ước Giáp Tuất, phải mở cửa thông thương các
cảng Ninh Hải thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ.
Sau đó tại cảng Ninh Hải, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung,
quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng,
có thể do viết tắt là Hải Phòng, từ đây Hải Phòng chính thức được nhắc đến về mặt địa
lý.
Năm 1887, Pháp tách một số huyện ven biển
của tỉnh Hải Dương nằm gần cảng Ninh Hải ra để thành lập tỉnh Hải Phòng.
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng.
Hải Phòng được tách ra từ tỉnh Hải Phòng, phần còn lại của tỉnh Hải Phòng lập thành tỉnh Kiến An. Hải Phòng là một nhượng địa thuộc quyền trực trị của Pháp. Khoảng thập niên 1940, dân số Hải Phòng tính được 73.000 người, chiếm địa vị thành phố lớn ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn, là thành phố cấp I. Là hải cảng lớn nhất Bắc Kỳ, đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp.
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng.
Hải Phòng được tách ra từ tỉnh Hải Phòng, phần còn lại của tỉnh Hải Phòng lập thành tỉnh Kiến An. Hải Phòng là một nhượng địa thuộc quyền trực trị của Pháp. Khoảng thập niên 1940, dân số Hải Phòng tính được 73.000 người, chiếm địa vị thành phố lớn ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn, là thành phố cấp I. Là hải cảng lớn nhất Bắc Kỳ, đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp.
Thời này Hải Phòng tập trung nhiều thành phần dân di cư của miền Bắc như Hà Nội - Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên,
Thanh Nghệ... Nhiều người trong số đó dù không sinh ra tại Hải Phòng nhưng đã
gắn bó với thành phố như Nguyễn Đức Cảnh, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Linh, Lê Quang Đạo, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhà thơ Thế Lữ,
nhà văn Nguyên Hồng,
cùng những doanh nhân giầu lòng yêu nước như Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái Bưởi...
Người nước ngoài cư trú tại Hải Phòng thời
Pháp thuộc, cộng đồng người Pháp có
ảnh hưởng lớn nhất là những viên chức của chính quyền thuộc địa, sĩ quan quân
đội, thương nhân, nhà công nghiệp hay dân di cư. Nhiều người trong số này đã
kết hôn với người Việt bản xứ như nhà dân tộc học và nhân chủng học nổi tiếng Georges Condominas sinh năm 1921 tại Hải Phòng, cha là
người Pháp còn mẹ là người lai ba dòng máu Việt - Hoa - Bồ Đào Nha. Michel Henry (1922 - 2002), nhà triết học người
Pháp, sinh năm 1922 tại Hải Phòng. Gần như tất cả người Pháp rời Hải Phòng
trước ngày 13-5-1955.
Người Hoa ở Hải Phòng đông nhất ở miền Bắc có
ảnh hưởng lớn về mặt thương mại (tòa nhà Bảo tàng Hải Phòng hiện nay được xây dựng năm 1919 ở
đường Điện Biên Phủ xưa là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa).
Hải Phòng đã trở thành một trong những cái
nôi đánh dấu sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam .
Hải Phòng là một trong những trung tâm của phong trào cách mạng cả nước trong
các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945
Từ ngày 15-8-1945 đến ngày 25-8-1945,
chính quyền cách mạng được thiết lập. Ngày 20-11-1946, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp bùng nổ ở Hải Phòng.
Ngày 13-5-1955, Hải Phòng được giải phóng,
ngày 13 tháng 5 hằng năm được chọn làm ngày giải phóng thành phố.
Ngày 27-10-1962, Thành phố Hải Phòng nhập
thêm tỉnh Kiến An là thành phố Cảng lớn
nhất miền Bắc, tiếp nhận phần lớn hàng viện trợ quốc tế và là căn cứ xuất phát
của Đường Hồ Chí Minh trên biển.
Cảng Hải Phòng
Không quân Mỹ đã tập trung bắn phá ác liệt, phong tỏa Cảng, nhằm hủy diệt đầu mối giao thông vận tải, ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam và của quốc tế với Việt Nam. Nhiều nhà máy, công trình xây dựng, bến cảng, đường giao thông, cầu phà và khu dân cư bị phá hủy hoàn toàn.
Không quân Mỹ đã tập trung bắn phá ác liệt, phong tỏa Cảng, nhằm hủy diệt đầu mối giao thông vận tải, ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam và của quốc tế với Việt Nam. Nhiều nhà máy, công trình xây dựng, bến cảng, đường giao thông, cầu phà và khu dân cư bị phá hủy hoàn toàn.
Từ 26-3-1965 đến năm 1972, Hải Phòng đã chiến đấu trên 4000 trận, bắn rơi
317 máy bay Mỹ (có 5 pháo đài
bay B52), 28 lần bắn cháy tàu
chiến của Mỹ. Do những thành tích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
thành phố đã được nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất và Huân chương Sao vàng (1985).
NAY:
Hải Phòng nay là thành
phố cấp I, chia thành: 7 quận, 8 huyện - trong đó có hai huyện đảo: Các Bà & Bạch Long Vĩ (228 đơn vị cấp xã gồm: 70 phường, 10 thị
trấn và 148 xã).
Phố: phố cổ do Pháp xây chủ yếu ở quận Hồng Bàng ven mấy đường Điện Biên, Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Đại Hành, Hoàng Diệu... có nhiều biệt thự nay là công đường hoặc nhà cán bộ được phân.
Các quận khác do Ta xây thì lộ cộ, có nơi như phố Cột Đèn ngõ hẹp hơn 1 m dài hơn trăm m rẽ hơn chục lần mới về đến nhà. Vài năm gần đây nhiều DA nhà ở như Quán Nam, Đằng Hải có nét Tây nên sống dễ hơn.
Đường thời thuộc Pháp thiết kế cho xe xích lô, xe tay, xe Camnhong nên nhỏ, nay oto, xe máy nhiều nên có lúc tắc đường cục bộ, cây xanh trồng ven đường nhiều nhất là cây phượng, mùa hè rợp trời hoa phượng đỏ đã nên thơ, nhiều đường mới, lớn như Cát Bi, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Bỉnh Khiêm...khiến TP như mở ra bốn phương.
Nghiệm sự này do người Pháp làm chứ Ta chắc có quy hoặch khác, nhưng không hiểu sao gần đây quan đến phó thị trưởng, giám đốc sở To cũng phải hầu tòa? Nên dân cũng phải bị lây?
Phố: phố cổ do Pháp xây chủ yếu ở quận Hồng Bàng ven mấy đường Điện Biên, Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Đại Hành, Hoàng Diệu... có nhiều biệt thự nay là công đường hoặc nhà cán bộ được phân.
Các quận khác do Ta xây thì lộ cộ, có nơi như phố Cột Đèn ngõ hẹp hơn 1 m dài hơn trăm m rẽ hơn chục lần mới về đến nhà. Vài năm gần đây nhiều DA nhà ở như Quán Nam, Đằng Hải có nét Tây nên sống dễ hơn.
Đường thời thuộc Pháp thiết kế cho xe xích lô, xe tay, xe Camnhong nên nhỏ, nay oto, xe máy nhiều nên có lúc tắc đường cục bộ, cây xanh trồng ven đường nhiều nhất là cây phượng, mùa hè rợp trời hoa phượng đỏ đã nên thơ, nhiều đường mới, lớn như Cát Bi, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Bỉnh Khiêm...khiến TP như mở ra bốn phương.
Xét về phong thủy thì Hải phòng, hỏng từ tòa thị chính, đường Lê Đại Hành & Cầu Đất, vì:
Phía Bắc dòng sông Cấm chảy xiết sau nhà, dù phía xa có rặng núi Thủy Nguyên làm chỗ dựa nhưng quá xa.
Hướng Nam đường Lê Đại Hành quá nhỏ lại bị chợ ga bán thủy sản luôn xú uế, xưa vào sâu là khu vệ sinh to đùng chắn, xa là Dương Kinh xưa, bị sông văn Úc đổi dòng chiếu lại. May là cầu Rào II có thể cải thiện một phần về Phong Thủy, nhưng nên đặt lại tên là: ...Hoài Nam; Thăng Nam, Huỳnh Nam... thì hay biết mấy?.
Thanh Long là đảo Các Bà đẹp thì quá xa.
Bạch Hổ là Núi Voi lại quá gần. Đường Cầu Đất quá nhỏ làm thế Bạch Hổ lại gần thêm, lấn Thanh Long (Các Bà) xa. Nên quan ngự tại tòa thị chính hay bị biến, hoặc không mấy lúc được yên thì phải?.
(Nếu bạn cho là mê, chớ nhập tâm mà ốm)Nghiệm sự này do người Pháp làm chứ Ta chắc có quy hoặch khác, nhưng không hiểu sao gần đây quan đến phó thị trưởng, giám đốc sở To cũng phải hầu tòa? Nên dân cũng phải bị lây?
Sự kết hợp giữa các yếu tố Á - Âu, Việt -
Pháp, Việt - Hoa, Pháp - Hoa đã để lại những dấu ấn đậm nét trong những di sản
về văn hóa, ngôn ngữ, kiến trúc và ẩm thực tại Hải Phòng ngày nay. Đây cũng là
một trong những lý do có ảnh hưởng đến tính cách đặc trưng của người Hải Phòng:
cởi mở, phóng khoáng, mạnh mẽ, trực tính,
nhạy bén trong kinh doanh buôn bán và dễ tiếp nhận những cái mới. Nhiều
người con đất Cảng đi lập nghiệp xa quê lâu năm nhưng vẫn giữ được phần nhiều
những nét tính cách rất Hải
Phòng.
Một nét độc đáo về đô thị Hải Phòng như đảo chia cắt bởi những dòng sông. Những dòng sông chảy trong lòng thành phố hiện đại cùng với 20 cây cây cầu lớn nhỏ.
Lớn nhất là cầu Bính,
cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á đã bị tàu đứt neo đâm hỏng, không biết bao giờ
mới sửa?.
Thành phố đang được quy hoạch theo 5 hướng
giống như 5 cánh phượng ra biển, đồng thời bám theo những dòng sông lịch sử như
sông Cấm, Tam Bạc, Lạch Tray,... để xứng tầm là một đô thị đặc biệt và thành
phố dịch vụ cảng văn minh, hiện đại trong tương lai rất gần. Theo quy hoạch, đến năm 2015 Hải Phòng
sẽ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp cùng với Quảng Ninh, đi trước cả nước
5 năm và dự kiến vào trước năm 2020, muộn nhất là 2025 sẽ là thành phố thứ 3
xếp loại đô thị đặc biệt và tầm nhìn từ năm 2025 đến năm 2050 sẽ trở thành
thành phố quốc tế.
Cây phượng vĩ đã trở thành biểu tượng của Hải Phòng, mỗi người Hải Phòng,
dù già hay trẻ, dù đang sống tại thành phố hay sống xa quê hương thì vẫn luôn
giữ trong ký ức một màu đỏ rực khó phai của hoa phượng vĩ hai bên bờ hồ Tam Bạc.
Tuổi trẻ và trẻ thơ với cây phượng vĩ
Tuổi trẻ và trẻ thơ với cây phượng vĩ
Cây phượng vĩ được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ
cuối thế kỷ 19, có đặc điểm sinh thái là bắt đầu nở hoa vào những ngày đầu mùa
hè, mùa hoa phượng kéo dài trong khoảng 1 tháng (từ đầu tháng
5 đến
hết tháng
6) đúng vào thời điểm bắt
đầu mùa du lịch biển của Hải Phòng và ngày giải phóng thành phố (13 tháng 5).
Dù ngày nay phượng vĩ được trồng khắp mọi nơi tại Việt Nam nhưng nhắc đến Hải Phòng người
ta vẫn thường gọi bằng cái tên đầy thi vị Thành phố Hoa phượng đỏ.
Nguồn gốc của tên gọi đó bắt nguồn từ một bài hát rất nổi tiếng về Hải Phòng, bài hát Thành phố Hoa phượng đỏ được nhạc sĩ Lương Vĩnh phổ nhạc bài thơ cùng tên của nhà thơ Hải Như viết năm 1970, nó đã được chọn làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng.
Nguồn gốc của tên gọi đó bắt nguồn từ một bài hát rất nổi tiếng về Hải Phòng, bài hát Thành phố Hoa phượng đỏ được nhạc sĩ Lương Vĩnh phổ nhạc bài thơ cùng tên của nhà thơ Hải Như viết năm 1970, nó đã được chọn làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng.
Hải Phòng: TP Cảng, Thành phố Hoa phượng đỏ, TP Trung Dũng và
Quyết Thắng… Phồng, TP hoa cải đỏ…dù Đỏ hay Đen vẫn là thành phố của những
người lao động, đại diện cho một vùng, miền phía Bắc Việt Nam .
Thành
phố do Pháp thành lập, nơi bến cảng, tòa thị chính, phố… mang đậm văn hóa Pháp.
Thành
phố có cộng đồng người của bốn phương hội về nào Ta, Tàu ,Tây… họ hưởng Đất - Nước - Khí… bản địa tạo nên phong cách
Hải Phòng từ làm, ăn, mặc, nói ngọng, chơi ngông, … khác người ,đến trời Tây họ
cũng biết, nhưng hình như cái xấu đều do từ xa mang đến cho Hải Phòng tôi, chứ
cái hay của Hải Phòng tôi các bạn miễn bàn? Mà có chịu tìm đâu mà biết!
Phố Tam Bạc xưa và nay
Nơi vui chơi nhất quả đất
Phố Tam Bạc xưa và nay
Nơi vui chơi nhất quả đất
MAI:
Hải
Phòng thành phố tôi yêu đang gạn đục khơi trong, gạn cái xấu của bản địa, cái xấu từ tứ xứ đến đến đổ đi, khơi cái trong của bản địa hòa với cái trong của tứ xứ, tất thành phố Hải Phòng tôi sẽ cả Ta - Tàu - Tây đều yêu và muốn đến Phòng chơi, ở
để hưởng Đất - Nước - Khí… bản địa mà mê Hải Phòng.
Một thành phố hay lắm thời xưa mà nhiều
nhà sử học không chịu tìm hiểu, cứ xem cái viết của kẻ thù cho kẻ thù làm chuẩn, rồi viết xấu quê tôi hơi nhiều, thế mới hay cho các nhà sử, nhà văn, thơ, lơ tơ, mơ... báo Ta, thế mới kỳ? Tôi yêu quá Hải Phòng nên mãi mới nhìn thấy vài cái xấu của quê mình, mong bạn cũng như tôi!
Phòng,
mùa Thu, năm Nhâm Thìn.
Biên tập từ nhiều nguồn, mong
người Hải Phòng viết thêm cho đậm đà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét