Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn người làng Trà Hương huyện Nghi Dương xứ Hải Dương, nay là thôn Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyên Kiến Thụy Hải Phòng. Trước khi hợp tác xã nông nghiệp cải tạo đồng ruộng, làm lại bờ vùng, bờ thửa, nếu đứng về đỉnh núi Chè nhìn xuống cánh đồng Hương thấy rõ hình một gương tròn, một chiếc lược và con dao nhỏ. Thế đất ấy, theo các nhà phong thủy giải thích làng Trà Phương xưa thường sinh con gái có nhan sắc, đức hạnh. Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ đích của vua khai sáng nhà Mạc là Mạc Đăng Dung. Câu đồng dao cổ: “Cổ trai Đế Vương, Trà Hương Công Chúa” chứng minh thuyết phong thủy trên.
Sử liệu chính thống hiện không có thông tin gì về bà, nhưng sử liệu điền dã và nhất là bia thời Mạc nói về bà rất nhiều. Hai nguồn sử liệu này đều thống nhất ca tụng vị Thái Hoàng Thái Hậu này “là bậc thánh mẫu của thánh triều, chính vị Đông trào, hóa thành nam quốc, sánh đức thánh thiện Đồ Sơn (nhà Hạ)” (Văn bia ghi việc trung tu chùa Bảo Lâm xã Trâu Bộ huyện Giáp Sơn). Dân vùng Kiến Thụy, An Lão nay còn truyền dải đất ven đầm từ trang Tiên Cầm đến Kỳ Sơn tục gọi là giải yếm bà Chúa là ruộng Thái Hoàng Thái Hậu ban cho dân Trà Phương. Riêng về việc bà đứng hưng công xây mới, sửa chữa chùa chiền, cầu quán, chợ búa còn khá nhiều như chùa Sùng Quang xã Do Nghi huyện Vĩnh Lại, chùa Thánh Thọ xã Hoàng Trạch huyện Cẩm Bình, chùa Sùng Ân xã Thọ Lão huyện Phù Tiên, chùa Bảo Thúc xã Thái Khê huyện Yên Hưng, chùa Bảo Lâm xã Trâu Bộ huyện Giáp Sơn, chùa Báo Ân xã An Chiểu huyện Phù Tiên, chùa Phổ Chiếu xã Văn Lan nay là thôn Văn Hòa, chùa Bà Đanh nay là Thiên Phúc Tự, xã Trà Hương nay là thôn Trà Phương, chùa Trúc Am thôn Du Lễ đều thuộc huyện Kiến Thụy; chùa Hà Lâu xã Đông Minh nay là thôn Đông Ninh, chùa Minh Phúc và cầu Quán ở xã Cẩm Khê nay là thôn Cẩm Khê đều thuộc huyện Tiên Lãng.
Số tiền, ruộng bà cúng cho các nhà chùa không nhiều, nơi ít nhất là 10 quan tiền như chùa Báo Ân xã An Chiểu, nơi nhiều nhất là chùa, cầu, quán xã Cẩm Khê do bà hưng công, sau lại mua cho xã 5 mẫu ruộng trị giá 120 lạng bạc.
Riêng chùa Bà Đanh ở quê, bà cũng chỉ cúng có 1 mẫu 9 sào ruộng, nhưng ruộng “dải yếm bà Chúa diện tích rất lớn kéo dài từ Thượng trí Tiên Cấm Hạ chí Kỳ Sơn. Sự hay của dải đất này là theo hướng Bắc Nam thì ruộng bắt đầu từ cửa chùa Thiên Phuc làng Hoà Liễu ruộng có diện tích 2,5 mẫu, dải yếm uốn lượn lên phía Bắc khoảng vài trăm mét thuộc địa phận thôn Tiên Cầm rồi lại uốn xuống làng Liễu xuôi về làng Trà dải ấy lại rộng thành đầm diện tích hàng ngàn mẫu ruộng và tiếp uốn lượn xuống phía Nam đến làng Kỳ Sơn và lại uốn lên phía Bắc khoảng vài trăm mét đến cửa chùa Ngọc kết thúc là diện tích 3 mẫu ở cửa chùa này. Như vậy diện tích dải Yếm này dài khoảng hơn 10 km, rộng 20m, đầu phía bắc diện tích là 2,5 mẫu, đoạn giữa thuộc địa phận Trà Phương rộng hàng ngàn mẫu chính là đầm cửa chùa Thiên Phúc kết thúc, là 3 mẫu ruộng cửa chùa Ngọc. Nếu ta nghiên cứu sẽ thấy sự kỳ diệu của ruộng dải yếm bà Chúa về hình thể uốn lượncũng như diện tích của nó.
Nhưng những nơi bà có tham gia đóng góp dù ít dù nhiều đều thấy có nhiều hoàng thân, quốc thích, đại thần văn võ tham gia đóng góp.
Có thể nói Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn có công với việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
(Theo Văn bia thời Mạc Địa chí Hải Phòng. Hồ sơ di tích của Bảo tàng Hải Dương, tư liệu điền dã)
Chùa Thiên Phúc làng Trà Phương
Chùa Thiên Phúc tại Trà Phương tên cổ là Bà Đanh Tự được Thái Hoàng Thái Hậu nhà Mạc cùng cháu là Khiêm Vương Mạc Kính Điển, hơn chục công chúa, thân Vương và quan tướng hưng công xây dựng, văn bia dựng ngày 26 tháng 8 năm Thuần phúc sơ niên (1565) ghi:
“Thái Hoàng Thái Hậu
Khiêm Thái Vương cúng 10 lạng bạc. Lị Vương, Thuận Vương cúng 5 lạng bạc. Vinh Quốc thái phu nhân 9 lạng 5 tiền. Tĩnh quốc thái phu nhân 10 lạng. Bảo gia thái trưởng công chúa tiền 10 quan. Phúc Nghi thái trưởng công chúa 1 lạng 8 tiền. Thọ Phương thái trưởng công chúa 2 lạng 8 tiền. Phúc thành thái trưởng công chúa. Sùng Quốc công 5 lạng. Văn Quốc công 9 lạng 5 tiền Ninh Quốc công 2 lạng, Triều Quận công 1 lạng. Phú Quận công 1 lạng. Trịnh Quận công gỗ lim 2 cây. Ngạn Quận công 1 lạng. Khang Quận công 1 lạng. An Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Vị Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Dương Quận công 1 lạng. Tuy Quận công 1 lạng, Thanh Uy hầu 1 lạng. Dựng bia ngày 26 tháng 8, năm Thuần phúc sơ niên 1565. Ruộng tín thí:
Ngày 8 tháng 10 nhuận năm Bính Dần, Thái Hoàng Thái Hậu có ruộng của bản điện được cấp và mua mới tất cả là 1 mẫu 9 sào cúng vào chùa Bà Đanh làm của Tam Bảo. Kê: Một mảnh xứ Ngoại Tổ Cội 1 mẫu 9 sào tại xã Lan Ổ, huyện An Lão: Phía Đông gần ruộng của cố Hương La hầu Vũ Trụ, Tây gần ruộng An Lộc bá Vũ Du Mỹ, Nam gần chằm, bắc gần đường. Phần trên có bia ruộng cúng tiến làm của Tam Bảo, giao cho chùa để tiện cày cấy và khói hương thờ Thánh. Nếu ai mai táng lên ruộng, phá hoại ruộng di chuyển bia ruộng đều bị chư Phật chiếu xét, tru di ba đời. Nay thề nguyện”.(1)
Năm 1936-1938 Ngô Thị Dĩnh người làng Trà cùng chồng(người Pháp) là giám đốc Đài thiên văn Phù Liễn hưng công xây lại, gần đây hòa thượng Thích Quảng Mẫn người từ nhỏ tu ở chùa này đã sửa chữa nên chùa càng ngày càng đẹp hơn xưa.
Chùa có nhiều hiện vật thuộc văn hoá thời nhà Mạc, nhà Nguyễn, hệ thống tuợng Phật được tạc khắc rất tinh sảo, đặc biệt có hai pho tượng đá xanh tạc Hoàng đế Mạc Đăng Dung và Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn thờ ở bên phải, bên trái thờ Tam toà Thánh Mẫu. Phía Đông là nhà thờ tổ có nhiều tượng trong đó có một tượng đá chưa rõ danh tính, tượng vị quan nhà Mạc và ông Tây chồng bà Rĩnh có công xây chùa.
Văn bia thời Mạc đã ghi: Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn hưng công xây mới, sửa chữa chùa, cầu quán, chợ còn khá nhiều như chùa Sùng Quang xã Do Nghi huyện Vĩnh Lại, chùa Thánh Thọ xã Hoàng Trạch huyện Cẩm Bình, chùa Sùng Ân xã Thọ Lão huyện Phù Tiên, chùa Bảo Thúc xã Thái Khê huyện Yên Hưng, chùa Bảo Lâm xã Trâu Bộ huyện Giáp Sơn, chùa Báo Ân xã An Chiểu huyện Phù Tiên, chùa Phổ Chiếu xã Văn Lan nay là thôn Văn Hòa, chùa Bà Đanh nay là Thiên Phúc Tự, thôn Trà Phương, chùa Trúc Am thôn Du Lễ đều thuộc huyện Kiến Thụy; chùa Hà Lâu xã Đông Minh nay là thôn Đông Ninh, chùa Minh Phúc và cầu Quán ở xã Cẩm Khê nay là thôn Cẩm Khê đều thuộc huyện Tiên Lãng.
Số ruộng Người cúng trên 30 mẫu, vàng 6000 lá cùng nhiều tiền, gỗ cho cho các chùa ở Bắc Bộ, nơi ít nhất là 10 quan tiền như chùa Báo Ân xã An Chiểu, nơi nhiều nhất là chùa, cầu, quán xã Cẩm Khê do Người hưng công, sau lại mua cho xã 5 mẫu ruộng trị giá 120 lạng bạc.
Riêng chùa Bà Đanh ở bản quán, Người cúng có 1 mẫu 9 sào ruộng, nhưng dải đất từ trang Tiên Cầm đến Kỳ Sơn tục gọi là “giải yếm bà Chúa” là ruộng Thái Hoàng Thái Hậu ban cho dân Trà Phương diện tích từ thượng chí Tiên Cầm hạ chí Kỳ Sơn. Sự hay của dải đất này là theo hướng Bắc Nam, bắt đầu dải yếm là ruộng có diện tích 2,5 mẫu ở cửa chùa Thiên Phúc làng Hoà Liễu, uốn lượn lên phía Bắc khoảng vài trăm mét thuộc địa phận thôn Tiên Cầm rồi lại uốn xuống làng Liễu xuôi về làng Trà dải ấy lại rộng thành đầm diện tích hàng ngàn mẫu ruộng, tiếp uốn lượn xuống phía Nam qua Đồng Lá đến làng Kỳ Sơn, lại uốn lên phía Bắc khoảng vài trăm mét kết thúc là diện tích 3 mẫu ở cửa cửa chùa Ngọc. Như vậy diện tích dải Yếm này dài khoảng gần 10 km, rộng hơn 20m, đầu phía bắc diện tích là 2,5 mẫu, đoạn giữa thuộc địa phận Trà Phương rộng hàng ngàn mẫu là đầm cửa chùa Thiên Phúc kết thúc là 3 mẫu ruộng cửa chùa Ngọc. Nếu ta nghiên cứu sẽ thấy sự kỳ diệu của “ruộng dải yếm bà Chúa” về hình thể uốn lượn cũng như diện tích của nó. Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn có công với việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Nên phật tử đương thời đã suy tôn Người là: Mẫu nghi thiên hạ, là vị phật sống trên trần gian” (2)
Miếu thờ Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn,do anh em ông Khanh & Lô (họ Vũ Phú làng Trà) dựng năm Canh Dần trên nền xưa
Nỗi buồn của tôi và hy vọng
Ngày 15 tháng Mùi hàng năm là ngày giỗ Thái Hoàng Thái Hậu nhà Mạc Vũ Thị Ngọc Toàn là người làng Trà. Ngày này năm Canh Dần tôi về cúng Người, lần đầu chưa hiểu hết được lễ nghi nhưng lòng thành hôm trước gửi các cụ chút tiền để sắm lễ, thấy vui vì mình đã biết đến Người.
Ngày này năm Tân Mão tôi về dâng Người: hương, hoa huệ, ngũ quả, thấy trên ban thờ có đĩa xôi lớn, gà luộc nguyên con, hai bình hoa đã úa, lòng tôi thấy buồn. Khoảng 11 giờ xuống dưới nhà tạo lễ thấy quan viên trong làng đã dùng bữa cơm chay đang ra về, vào trong nhà tổ thấy nhà sư không rõ pháp danh đang lớn tiếng mắng các già: về sắm lễ không đúng, mà phải sắm một mâm cúng mặn, thịt phải thái chứ không được để nguyên miếng ai mà hưởng được…, lời lẽ nặng nề, các già hai tay chắp một điều con, hai điều con thật là tội nghiệp, lại thêm buồn. Những phật tử là nông dân nhờ cụ Hồ xóa nạn mù chữ mà biết chữ, kinh sách ai dạy đến nơi đến chốn? lại nghèo nên lễ nghi chắc không thể bài bản?
Căn cứ vào lịch sử thì: Năm 1541 vua Mạc Đăng Dung qua đời Thái Hoàng Thái Hậu quy theo đạo Phật, nhiều nguồn sử liệu đều thống nhất ca tụng Thái Hoàng Thái Hậu “là bậc thánh mẫu của thánh triều, chính vị Đông trào, hóa thành Nam quốc, sánh đức thánh thiện Đồ Sơn – nhà Hạ” (Văn bia thời Mạc ghi việc trung tu chùa Bảo Lâm xã Trâu Bộ huyện Giáp Sơn).
Như vậy người đã theo đạo Phật cho nên giỗ Người phải theo đạo Phật chứ không thể cúng mặn? Việc giỗ Người nhà sư nên cùng dân làng lo lễ giỗ có lẽ phải đạo. Vì chắc về tuổi và công lao đức độ của Người còn hơn nhiều người đang bước vào cõi tu hành. Lòng tôi mong rằng chùa làng Trà sẽ có nhà Sư (bậc Chính Đẳng Chính Giác, người giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ), để giáo hoá dân làng Trà mau giác ngộ Đạo Phật để tu thân, hiểu nguồn gốc của chùa làng để bảo vệ, tu bổ… cho xứng với công lao của các bậc tiền nhân với danh thắng của xứ Đông.
Lòng riêng tôi kính yêu Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn vì công lao, đức độ của Người đối với dân vùng Bắc Việt nói chung và làng ta nói riêng, xin gửi đến các tín chủ làng Trà vài điều tâm đắc, mong sao mọi chúng ta được đức Phật soi sáng trong cõi đời này, nếu có gì không đúng xin được các phật tử lượng thứ.
Đình Trà phương nơi thờ Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn và Hoàng Đế Mạc Đăng Dung biết bao giờ mới được phục dựng để thờ phụng cho xứng với công lao của Người?(3)
(1) trang 190, (2) trang 48 – Văn bia thời Mạc – PGS.TS Đinh Khắc Thuần.
(3) Bài này đã đăng trên : Nuitraphuong . Blog
Mấy lần về quê tớ đều ra chùa thắp nhang. Chả hiểu sao ngay góc sân chỗ phật tử thường ngồi lễ đọc kinh, nhà chùa lại để cái chuồng nhốt 2 con chó ở đó, nó sủa liên hồi át cả tiếng niệm phật, làm mất hết sự thành kính thiêng liêng. Kỳ này tớ về mà còn thấy thế tớ sẽ góp ý ngay
Trả lờiXóaThật đáng buồn khi các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn chưa biết Bà Hoàng Thái Hậu Vũ thị Ngọc Toàn là họ Vũ nào ở làng Trà phương . Để mấy họ Vũ tranh nhau đem Bà về nhà Thờ họ để thờ ( Thật là Thấy kẻ sang bắt quàng làm họ )
Trả lờiXóa