28 thg 2, 2014

CÓ NÊN "ĐẠP" VÀO MẶT KẺ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN “GIẾT” CẦU LONG BIÊN

File:Long bien bridge.jpg
Vài tháng qua báo, mạng… luận về các phương án về cầu Long Biên đại loại: dỡ bỏ, dịch chuyển, cải tạo…cuối là “giết cầu Long Biên”, tôi bảo ông bạn CCB: nếu tôi biết cán bộ Bộ giao thông nào đề xuất  “giết cầu Long Biên” ông có qua Hà nội gọi nó ra quán nước đạp vào mặt nó một cái cho Dân bõ tức, nhưng làm sao đừng phạm đến ngưỡng hình sự, hết bao nhiêu tiền ta cùng hùn để bồi thường nó, cho bõ tức, cho đỡ bao nhiêu tiền mà báo mạng đã tốn.
Tin vui đây, lâu rồi tôi mới thấy:
 Theo VietNamNet.
Nêu quan điểm chung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quan điểm ứng xử với cầu Long Biên từ trước đến nay luôn là giữ nguyên và bảo tồn, không nên bàn ý tưởng tháo dỡ. Pháp cũng mong muốn giữ nguyên và tham gia tài trợ để bảo tồn cây cầu lịch sử này.
Thủ tướng chỉ đạo cần nghiên cứu, tính toán các phương án tốt nhất, từ khoảng cách vị trí cây cầu mới, nhưng riêng với cầu Long biên thì cần giữ nguyên để bảo tồn, phục hồi công năng phù hợp.
‘Lấy cây cầu dịch lên trên, đem đi chỗ khác bảo tồn nghe hơi lạ’ – Thủ tướng nói và cho rằng không nên bàn ý tưởng tháo dỡ cây cầu này.
  • Linh Thư
Đọc thêm:
 Cầu Long Biên cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên củaToàn quyền Đông Dương Paul Doumer lúc bấy giờ. Dân gian còn gọi làcầu sông Cái hay cầu Bồ Đề. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển khắc chữ 1898 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.
File:Long Biên bridge, contructor panel.jpg


Tập tin:Hanoi pont Paul Doumer.JPG
Cầu Long Biên xưa.


Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ti Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Eiffel thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.[1]
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác” - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.



File:Cầu Long Biên.jpg

 Cầu Long Biên nay, có thanh cầu như chưa han.


Đêm qua đi qua cầu Long Biên thấy hỏa xa chạy trên cầu sợ cầu đổ thì mình rơi xuống sông Hồng nhưng không, hỏa xa qua, tôi cũng về Long Biên, sáng còn nghi đến xem những thanh thép cầu chưa han không đáng kể có thanh còn như mới, chỉ thấy những bulon có nhiều vết han thôi, trăm năm có lẻ người Pháp thực dân họ làm một số cây cầu sao bền vậy?

110 năm sau tôi qua cầu nghĩ đến việc xây dựng cầu đường ở Ta thấy nhục với người Pháp vì 110 năm rồi, thôi trừ vài chục năm họa chiến tranh chia rẽ dân Việt, có lúc mượn cái này cái nọ của thế giới để giết lẫn nhau và người thắng theo quy luật thành anh hùng, liệt sĩ… kẻ thua thành giặc như các cụ xưa dạy.
Từ 1979 hoặc gần hơn nữa tạm cho Ta được hơn 20 năm hòa bình – độc – tự do – hạnh phúc thứ nhì thế giới. Mà sao nay đang xây cầu, cầu đổ, hoặc xây xong vài năm đã xuống cấp, lún sụt, lấy cầu Chương Dương, cầu Cần Thơ để so với cầu Long Biên. Thời gian, bom Mỹ dội,... cầu vẫn hiên ngang, bền đẹp, những nhịp cầu bị bom sập Ta làm lại có tốt không? chưa được kiểm.

Nay công nghệ ta cao nhưng các cây cầu và các công trình giao ở Ta sao kém vậy? Những cây cầu lớn như Cần Thơ, Bãi Cháy, cầu Rồng... đẹp đấy nhưng 20 năm nữa sẽ ra sao?

Đây cầu Chương Dương cách cầu Long Biên khoảng gần 1 km về phía hạ lưu, khánh thành ngày 30-6-1985, đến 2013 đã thế này.



18 thg 2, 2014

BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, CÓ GÌ LẠ?



Ngày 16/2/2014 tại Hà Nội đoàn biểu tình kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam. Những người biểu tình, thoạt tiên, định đến đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, vị Hoàng đế biểu tượng của đất nước, nhưng khu vực quanh tượng đài đông nghẹt thành viên của các câu lạc bộ khiêu vũ và thể dục nhịp điệu.
Những người biểu tình buộc phải đặt hoa tại đền Ngọc Sơn.

 

Ngày 17/2/1979 là ngày Trung Quốc bất ngờ xâm chiếm biên giới phía bắc Việt Nam, giết hàng vạn thường dân, phá hoại cả các công trình dân sinh, để lại hậu quả đau xót cho dân thường, 35 năm qua vết thương trên người bị chúng tàn sát chưa lành.







Thế mà họ khiêu vũ được trong những tháng đau thương của dân tộc, chúng là ai?


 



Việc khiêu vũ này, với việc cắt đá hôm nao là chủ ý của ai? Hay hoạt động bình của đô thị này?

Đền Ngọc Sơn:

"Trong bài “Nhận chân nhân vật Quan Vũ trong Tam quốc diễn nghĩa” có nói đến tượng thờ Trần Hưng Đạo và Quan Vũ trong đền Ngọc Sơn trên hồ Gươm ở Hà Nội. Ngày 19-11-2010, tôi có dịp ghé vào đền Ngọc Sơn đã xem lại nơi thờ tự.


Ban thờ Đức Thánh Trần 


Hai đại tự Trung và Nghĩa trên tường này là để ca ngợi Quan Công. Quan Vũ( ? - 263), tự Vân Trường, nguyên quán huyện Giải, tỉnh Hà Đông( nay là Sơn Tây), Trung Quốc. Tào Tháo trọng tài Ông phong làm Thiên Tướng Quân, rồi Hán Thọ Đình Hầu. Vua Văn Tông nhà Nguyên gia phong Hiển Linh Uy Dũng Anh Tề Vương. Vua Thiệu Trị nhà Thanh ra sắc phong truy tặng danh hiệu Trung Nghĩa Thần Vũ Quan Thánh Đại Đế. 

Ban thờ có nhiều cấp, nhiều bệ, cao dần lên về phía sau; có gian tiền, gian hậu. Gian tiền có biển đề "Văn Xương đế quân" bằng chữ nho khá to treo bên cột. Trên ban thờ, đằng trước là tượng một ông mặt đỏ, râu đen có biển đề: "tượng thần Quan đế"; tiếp đó, ngồi cao hơn một chút là "tượng Lã Tổ" ; tiếp nữa, ngồi cao hơn hẳn trong một cái khám thờ khá rộng là "tượng Văn Xương đế quân". Bước vào hậu cung ta thấy ngay một khám thờ lớn đặt trên cái bệ cao vượt bệ gian ngoài, trong đó ngự một pho tượng có biển đề: "Tượng đức thánh Trần Hưng Đạo". (Các biển đề tên tượng đều bằng chữ quốc ngữ).
Như vậy, đền Ngọc Sơn như là một miếu Đạo giáo, thờ các vị thánh, thần, tiên. Hưng Đạo vương được tôn lên bậc thánh, đặt ở vị trí cao nhất. Quan Vũ được coi là một vi thần. Văn Xương đế quân vốn là vị tiên ở thượng giới. Còn Lã tổ không biết có phải là tiên ông Lã Đồng Tân không (?)." 
Theo: Vitbeo

Như vậy đoàn biểu tình đã đặt những đóa hoa ở đền Ngọc Sơn, tưởng niệm các Anh Hùng liệt sĩ hy sinh vì nước năm 1979, đồng thời vô tình tưởng niệm hai ông võ tướng của Việt, Trung thời cổ.


Điềm trên có ứng vào chiến tranh trong tương lai?

Qua đây chúng ta cần có sự đối thoại giữa Dân và Nhà nước việc kỷ niệm  những cuộc chống quân xâm lược của dân tộc ta, sao cho xứng với tầm vóc của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc cho dù chúng là kẻ nào? Để nâng cao tinh thần yêu nước của toàn Dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay những tranh chấp trên bộ, trên biển còn nhiều tiềm ẩn!
Không nên để việc khiêu vũ, việc cắt đá.... hôm nao, làm tổn hại hình ảnh của nhà nước trong lòng Dân.

16 thg 2, 2014

" LỜI KÊU GỌI Của:BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM" NĂM 1979.



Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền phản động Trung Quốc đã huy động nhiều quân đoàn với 50 vạn quân, nhiều xe tăng và máy bay, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến biên giới, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Lai Châu. Chúng đã bắn phá bừa bãi, cướp của, giết hại đồng bào ta, cả phụ nữ và trẻ em, gây nhiều tội ác rất dã man.
Quân và dân ta chiến đấu vô cùng anh dũng, chặn đánh các cánh quân xâm lược, tiêu diệt hàng vạn tên, bắn cháy hàng trăm xe tăng, phá hủy nhiều vũ khí của địch. Mặc dù bị tổn thất nặng nề, quân địch vẫn hung hăng mở rộng chiến tranh. Chiến sự đang tiếp diễn quyết liệt. Quân và dân ta quyết giữ từng tấc đất của Tổ quốc. Đồng bào và chiến sĩ ta trong cả nước sôi sục khí thế chiến đấu, quyết đánh thắng  bọn bành trướng Trung Quốc.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các Đảng Cộng sản và Công nhân, nhân dân tiến bộ trên thế giới đều căm phẫn, cực lực tố cáo tội ác của bọn xâm lược, nhiệt tình ủng hộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ lâu, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh cấu kết với đế quốc Mỹ, mưu toan thôn tính nước ta, thực hiện chính sách bành trướng đại dân tộc. Năm 1974, chúng ngang nhiên chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mấy năm gần đây, chúng đưa nhiều quân áp sát biên giới phía Bắc ViệtNam, hằng ngày khiêu khích, lấn chiếm đất đai, ráo riết chuẩn bị chiến tranh trên quy mô lớn. Chúng dùng bọn phản động phát xít diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xary gây chiến tranh lấn chiếm biên giới tây nam Tổ quốc ta hòng bao vây ta từ hai phía. Chúng ra sức kích động, lôi kéo người Hoa gây rối bên trong nước ta.
Sự thất bại nhục nhã của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc ở Căm-pu-chia làm cho chúng càng điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Sự thật đã rõ là bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đang thực hiện âm mưu độc ác thôn tính nước ta, từng bước thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn ở bán đảo Đông Dương và khu Đông – Nam châu Á.
Hiện nay, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta.
Xâm lược Việt Nam, chúng vứt bỏ hoàn toàn mặt nạ cách mạng giả hiệu, nhục nhã câu kết với bè lũ đế quốc và các thế lực phản động nhất ngày nay. Chính sách hiếu chiến và xâm lược của chúng đã xâm phạm hết sức trắng trợn quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, phá hoại tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phản bội hoàn toàn sự nghiệp cách mạng, lợi ích và lương tri của nhân dân Trung Quốc. Chúng đã trở thành kẻ thù nguy hiểm của toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình ở châu Á và trên thế giới.
Lương tri loài người một lần nữa lại bị thách thức. Tinh thần cảnh giác của loài người một lần nữa được báo động. Bằng những thủ đoạn đê hèn, bọn xâm lược đang cố đánh lừa dư luận thế giới nhằm che đậy mưu mô đen tối và những tội ác xâm lược dã man của chúng, nhưng cả thế giới đang kịch liệt lên án chúng và nhiệt liệt tỏ tình đoàn kết, ủng hộ nhân dân Việt Nam anh hùng chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược.
Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý!
Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông – Nam châu Á đang bị đe dọa.
Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược đã diễn ra!
Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc!
Quân và dân ta ở vùng biên giới từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Lai Châu đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu rất dũng cảm. Hãy thừa thắng xông lên, đoàn kết một lòng diệt giặc lập công, phối hợp ba thứ quân, tiến công mạnh, bao vây chặt, tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch! Hãy tích cực bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; giữ vững an ninh ở mọi địa bàn. Nhiệm vụ vẻ vang của quân và dân ta trên tuyến đầu Tổ quốc lúc này là quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, giữ vững biên cương của Tổ quốc.
Đồng bào và chiến sĩ cả nước hãy phát huy khí thế cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất với kỷ luật chặt chẽ và năng suất cao, chi viện nhiều nhất cho tiền tuyến, hăng hái luyện tập quân sự, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của địch trong mọi tình huống! Trước mỗi lần thử thách của lịch sử, cả dân tộc Việt Nam đều lớn mạnh lên, phát huy cao độ lòng dũng cảm, trí thông minh và tài năng sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu: tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần để chiến thắng quân thù.
Mỗi bản làng, xí nghiệp, hợp tác xã, thị xã, quận, huyện là một pháo đài kiên cường chống giặc. Mỗi tỉnh, thành là một chiến trường, cả nước là một chiến trường. Bất cứ nơi nào trên đất nước ta là những Chi Lăng, Đống Đa: sông biển ta đều là những Bạch Đằng, Hàm Tử.
Kiều bào ở nước người hãy phát huy lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, phát triển tình hữu nghị với nhân dân các nước, góp phần vào cuộc kháng chiến thiêng liêng của dân tộc!
Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của Bắc Kinh không những gây tai họa cho nhân dân Việt Nam, mà còn nguy hại cho hòa bình, độc lập tự do và tiến bộ xã hội của các nước Đông – Nam Á châu và cả thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam khẩn thiết kêu gọi các Đảng cộng sản và Công nhân trên thế giới, các phong trào cách mạng và các tổ chức dân chủ quốc tế, nhân dân và chính phủ các nước, hãy vì hòa bình và công lý, kiên quyết lên án bọn phản động Trung Quốc xâm lược, hành động kịp thời, chặn đứng chính sách phiêu lưu chiến tranh cực kỳ nguy hiểm và đầy tội ác của bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh, không cho phép chúng lừa dối và chà đạp dư luận thế giới hòng che đậy tội ác xâm lược dã man của chúng đối với nhân dân Việt Nam!
Vì hòa bình và tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi những người cộng sản chân chính và nhân dân Trung Quốc kịch liệt phản đối, ngăn chặn kịp thời chính sách phản động và cuộc chiến tranh phi nghĩa của giới cầm quyền phản động Trung Quốc!
Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam chân thành cảm ơn anh em, bầu bạn khắp nơi đã ủng hộ kiên quyết, kịp thời và mạnh mẽ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam nhận thức rõ: kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn vì độc lập, tự do của Tổ quốc mình, cũng là chiến đấu vì sự nghiệp hòa bình của tất cả các dân tộc.
Đánh thắng bọn phản động Trung Quốc xâm lược lần này, là nghĩa vụ ân tộc vẻ vang, đồng thời là nghĩa vụ quốc tế cao cả của nhân dân ViệtNam.
Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước!
Một lần nữa, cả dân tộc ta lại nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm. Tổ tiên anh hùng của chúng ta đã từng đánh thắng quân xâm lược Tần, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đánh thắng oanh liệt các đế quốc xâm lược Pháp, Mỹ. Ngày nay, chúng ta có sức mạnh vĩ đại hơn bao giờ hết, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc và của ba dòng thác cách mạng của thời đại.
Bọn phản động Trung Quốc xâm lược càng mở rộng và kéo dài chiến tranh thì quân và dân cả nước ta càng đánh càng mạnh và nhất định sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn luôn cổ vũ nhân dân ta: Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, anh dũng tiến lên, quyết chiến và quyết thắng!
Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại!
Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi!
Hà Nội ngày 4 tháng 3 năm 1979
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  Nguồn: Tạp chí Dân tộc học số 1 năm 1979. 

Có lẽ trên thế giới chưa hề có một cuộc chiến tranh nào đã và đang bị rơi vào lãng quên như cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. 

Những ngày sát cuộc chiến, tôi vẫn còn cùng ăn, cùng ở, cùng đào chiến hào với đồng bào Nùng ở một bản thuộc huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) và chỉ về Hà Nội trước Tết Kỷ Mùi 1979 vài ngày. Sau ngày 19/2 năm ấy, đọc báo Nhân Dân tôi biết tin lính TQ đã “làm cỏ” không chỉ bản người Nùng ấy.
Những người lính đã chết của cả hai bên đã đành, những dân thường bị thảm sát chắc khó mà siêu thoát khi chẳng có ai nhớ nghĩ về họ. 
Xin được thắp một nén Tâm Hương trước TẤT CẢ !


Lũ quân này không giống quân Nguyên Mông của Hốt tất Liệt và Thoát Hoan thời nay không chui vào ông đồng mà chui vào xe bọc thép . Nó giống đoàn quân của Tôn sĩ Nghị cũng tới 30 vạn. May mà nó chưa tới Sông Hồng , không thì cha con của Tôn sĩ Nghị thời nay cũng sẽ tụt quần không kịp bơi qua sông Hồng và chết cóng dưới nước vì Mùa Xuân Kỷ Mùi 1979 ở Hà Nội rất rét ! .
Quân TQ rút về sau khi tàn phá hết mọi thứ ở Lạng Sơn Cao Bằng , vơ vét từng con gà con vịt, cả nồi niêu xoong chảo của đồng bào ta
Nói cho chính xác thì đó chính là đoàn quân cái bang sang VN vơ vét lương thực cứu đói chứ có đánh đấm gì cái lũ tầu phù đó, nên chúng chết như rạ , gần chục sư đoàn ( 60 ngàn quân ) và hàng trăm ngàn quân bị thương ( cứ 1 thằng chết thì ít nhất 3 thằng bị thương ).
Hồi năm 1945 cái lũ Tầu Tưởng đói rách thế nào khi sang V N tước khi giới quân Nhật, thì 34 năm sau cái lũ chuột do Đặng tiểu Bình chĩ huy cũng không hơn gì !
Bọn nó mới đụng dân quân VN thôi đó chứ quân chính qui lúc đó đang chịu MT CPC , không thì bọn chúng còn thương vong nặng hơn nhiều .


14 thg 2, 2014

AI LỆNH CHO ĐỔI TÊN TRƯỜNG HỌC MANG TÊN ANH HÙNG CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC HOÀNG THỊ HỒNG CHIÊM


"Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa khoảng 600 cho tới 700 ngàn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.[5].
Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.
Tham chiến
Chỉ huy


Lực lượng
300.000-400.000+ bộ binh và 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ vận tải (theo Việt Nam có hơn 600.000 lính Trung Quốc tham chiến)[1]
(lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị)[2]
60.000-100.000
(7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ)[2]
Tổn thất
Tranh cãi, 20.000+ bị giết [3]Việt Nam tuyên bố 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy.[3]
Nguồn 2: ~13.000 chết[4]
Trung Quốc tuyên bố 6.900 chết, 15.000 bị thương[1]
Tranh cãi, 20.000 chết hoặc bị thương.[1]
Nguồn 2: ~8.000 chết[4]
Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết.[3]
Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng[1]
......-Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Nay dù chúng ta có hay không tổ chức kỷ niệm sự kiện trên, thì lịch sử cuộc chiến hào hùng giữ nước của người Việt chống quân Trung Quốc xâm lược, không thế lực nào xóa được trong tài liệu bí mật hoặc công khai của hai bên, không xóa được trong lòng người Việt yêu nước". 

Thế mà chưa đến 50 năm kẻ nào đã:

1 -  Đục bỏ Tấm bia kỷ  niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê

 

 2- Năm 2010, ai? đã đổi tên trường mang tên nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm.
 Bức tượng của nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm ở sân trường cũng được quét nhiều lớp nước vôi rất dày để làm mờ đi dòng chữ ghi tên chị trên thân bệ đá.

Tượng anh hùng Hoàng Thị Hồng  Chiêm

Tượng anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm

Bài hát của nhạc sĩ Thế Song viết năm nào về chị vẫn vang ngân:
 “ Bọn giặc thù tàn ác đến giày xéo quê hương/bao hờn căm rực cháy trong tim/Hoàng Thị Hồng Chiêm chiến đấu hiên ngang..Mang dòng máu Bà Trưng oai phong/Muốn đời còn ghi mãi chiến công/Đây người con gái trên đỉnh Pò Hèn..”
Hoàng Thị Hồng Chiêm được ngợi ca như một biểu tượng của tuổi trẻ giữ nước. 
3/ Còn nữa không những việc làm xóa những "biểu tượng lòng yêu nước anh dũng của bao anh hùng liệt sĩ chống bọn xâm lược Trung Quốc" bọn hèn mạt bí mật, bất ngờ nổ súng giết hại người dân Việt trên biên giới Việt - Trung năm 1979?

Tấm bia này chúng có định xóa?

ảnh-1

Những bức ảnh như thế này liệu chúng có xóa được?





Hồn thiêng của bao nhiêu người Việt đã hy sinh để bảo vệ biên giới phía Bắc đòi những cơ quan chức năng phải làm rõ kẻ nào chỉ đạo, làm những việc trên, mục đích để làm gì?

Những kẻ dám xóa những biểu tượng anh hùng của dân ta, có phải chúng  là:
 Lê Chiêu Thống hiện đại?
Chúng vì tiền, vì quyền, vì lợi ích của một nhóm vong ơn bạc nghĩa mà bán nước, chúng tham lam, khiếp sợ hay không biết nhục là gì - chúng là những con thú, sẽ bị nhân dân và lịch sử nhấn chìm.

Xem thêm Hoa đào biên viễn của Đào Tuấn.

6 thg 2, 2014

PHẢI TRỊ BỌN THAM MƯU ĐỂU BÔI XẤU …VIỆC TRỒNG CÂY?



Xưa:
Cụ Hồ trồng cây:

 


Thật đời thường mà vĩ đại.

Mấy hôm nay “mạng” ầm ĩ việc trồng cây xuân Giáp Ngọ của các vị lãnh đạo, có thật không? hay bọn phản động tạo ra nhưng ảnh này phát tán trên: Quê Choa…

Nay:
Người kế vị

 

Đếm trong khuôn hình khoảng 15 người, ngoài khuôn hình chưa tỏ là bao?

Tạm tính là 20 người thì:

1/ Tiền công 3.000.000 đ:

 Nếu đa số là cán bộ cao cấp tính: 9 triệu đồng/ tháng; 20 công x 300.000 đ/ ½ ngày = 3.000.000 đ.

2/ Tiền xe 1 ngày 17.500.000 đ:

20 người đi 5 xe ôtô, đi 100 km tạm tính: mỗi xe 15 l xăng x 22.000 đ x 5 xe = 3.300.000 đ, + lương 5 lái xe ( 5x 200.000đ) = ? đ, chưa tính khấu hao xe ôtô.

3/ Tiền cây: 500.000 đ.


4/ Tiền đón tiếp 7.250.000 đ

Gồm: Hội trường 3.000.000 đ, + nhân viên bảo vệ 30 người x 200.000 đ, + 10 cảnh vệ x 250.000 đ x 1/2 ngày = 5.250.000 đ.

5/ Chi khác: ?
Liệu trồng một cây có hết 28.200.000 đ? BỌN XẤU TẠM TÍNH VẬY.

NẾU THẤY TẠM ĐÚNG NÊN TRỊ BỌN THAM MƯU.

HÃY HỌC CỤ HỒ  TỪ CÁCH TRỒNG CÂY CHO NHÂN VĂN VÀ KHÔNG TỐN TIỀN CỦA DÂN.

TIỀN ẤY CỨU ĐƯỢC BAO NHIÊU NGƯỜI, HOẶC ĐẦU TƯ 
CHO TƯƠNG LAI?

Có phải học tập kiểu này?:

TBT Đảng Trung Quốc trồng cây to như TBT Trọng.
  

Vài cảnh trồng cây trên thế giới:

Thatcher cũng trình diễn.

Pope Benedict XVI trồng cây oliu ở với TT Israel Shimon Peres tại dinh ở Jerusalem

 May-2011- Obama-trồng cây ở Ireland - nhà Tổng thủ tướng ở Dublin

4 thg 2, 2014

THẤY HẢI PHÒNG XƯA, NHÌN HẢI PHÒNG NAY NGHĨ THƯƠNG DÂN MÌNH


Đêm qua cho trẻ đến Nhà hát lớn chơi xuân, sáng nay xin được vài bức ảnh Hải Phòng xưa mà thương mình và người mình? Mong các bạn thông cảm nỗi lòng Tôi trước vận hội của Dân mình?


Một binh sĩ Pháp ngồi trên xe kéo ở Hải Phòng.


Một binh sĩ Pháp ngồi trên xe kéo ở Hải Phòng.

Dòng sông Tam Bạc.

Dòng sông Tam Bạc.


Phố Paul Bert, nay là phố Điện Biên Phủ.

Phố Paul Bert, nay là phố Điện Biên Phủ.

Bến thuyền Tam Bạc.

Bến thuyền Tam Bạc.


Trụ sở của phòng thương mại Hải Phòng.

Trụ sở của phòng thương mại Hải Phòng.