30 thg 5, 2013

VÌ SAO HẢI PHÒNG GIÁP BIỂN MÀ MƯA LÀ LỤT



Vài năm gần đây hễ có mưa lớn là nội thành Hải Phòng thường bị ngập lụt trên diện rộng. Dù nội thành gần biển, gần sông, kể cả khi nước biển ở mức thấp nhất, có phải chăng những nhà quản lý đã không tính đúng mặt bằng xây dựng và hệ thống thoát nước theo quy chuẩn?
Trận mưa rạng sáng 30/5 làm nội thành Hải Phòng ngập chìm trong biển nước, nhưng vùng đô thị do người Pháp quy hoạch, xây dựng lụt không đáng kể, vùng do Ta quy hoạch, xây dựng thì bị ngập sâu có nơi gần 1m, như khu Đồng Quốc Bình, Đồng Tâm, khu đô thị mới Quán Nam cũng bị ngập nặng, nhất là khu dân cư cũ của làng Hào Khê.

Hải Phòng ngập lụt sau mưa lớn 2Tuyến đường Ngô Gia Tự bị ngập lụt kéo dài 1km

Hải Phòng ngập lụt sau mưa lớn 10

Trụ sở công an phường cũng bị ngập nước

Vì sao khu đô thị mới của Ta lại bị chìm sâu trong nước mưa, có phải vì do quy hoạch, xây dựng kém của nhiều thế hệ lãnh đạo Hải Phòng để lại hậu quả: mưa là nước mưa tràn vào nhà ở, công xưởng, cản trở giao thông… thiệt hại không thể thống kê hết.

Qua lụt ở Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn.. trong những năm gần đây Ta càng thấy lời Cụ Hồ gửi các cháu ngày khai trường đầu tiên dưới chế độ mới: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Có phải do nền giáo dục của Ta kém? nên tạo ra những cán bộ kém về nhiều mặt, đến nỗi xây dựng đô thị đầu thế kỷ XXI mà thua xa người Pháp cách đây trăm năm! Nói chi đến việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước, phát triển kinh tế… đấu tranh với thế lực thù địch đang lấn đất, lấn biển đảo của Tổ Quốc trong tình hình hiện nay.


26 thg 5, 2013

TỪ BIỂN CHỈ ĐƯỜNG THÔI, CŨNG LÀM DÂN TA KHỔ…



Thứ bẩy rồi từ Hải Phòng đi Ninh Bình chỉ lo lạc đường, vì chưa hưu thì có lái xe cơ quan, nay hưu rồi tự lái nên lo lạc đường.

Mà lạc thật, vì biển chỉ đường nhỏ, chữ nhỏ nên lái xe ô tô khó đọc nổi nhiều chữ nhỏ trên biển nhỏ, thế là phải đi thêm vài km nữa mới quay xe được.

Khi Ta xây dựng đường theo các nước văn minh, nhưng biển chỉ đường không theo các nước văn minh, nên Ta vẫn lạc đường trên đất mẹ, lúc về Hải Phòng đi theo trí nhớ nên không lạc đường.

Ta đang hội nhập vào thế giới văn minh, những lĩnh vực về kỹ thuật thế giới đã thực hiện thấy hợp nên theo, đừng lập DA để Viện nọ, Viện kia nghiên làm gì chỉ tốn tiền Dân và người nước ngoài đến nước Ta, họ cười Ta từ những biển chỉ đường không đúng khổ, đúng chỗ nên họ cũng lạc, không hiểu trên thế gian này có đâu như Ta?

Biển chỉ đường không hợp lý Ta chỉ lạc vài km tốn thời gian, tốn xăng, hại cho môi trường. Nhưng bị các Quan mua bằng, dốt nát hướng Dân lạc đường “tư tưởng” trên xa lộ thông tin của thế giới văn minh thì Dân Ta nguy đến chừng nào?

Mong ông Tư lệnh ngành giao thông hãy thông minh hơn đừng để Dân vì những biển chỉ đường... không hợp lý mà bị lạc trên những xa lộ của Việt Nam.

Xin lỗi các bạn lúc vì về quên không chụp được các biển chỉ đường tý hon trên cung đường Hải Phòng - Ninh Bình.


22 thg 5, 2013

XE CẨU LÀM HỎNG ĐƯỜNG ĐIỆN 500 KV LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỌN BÁN ĐỒ ĐIỆN TRUNG QUỐC SỬ DỤNG ACQUY, HAY THẾ LƯC XẤU ?HẠI TA!




Xe cẩu va chạm vào đường dây 500 KV ở Bình Dương gây ra sự cố
Chiều nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có thông tin liên quan đến việc xảy ra sự cố hệ thống điện ở miền Nam chiều cùng ngày.
Theo EVN, vào lúc 14 giờ 19 phút đã xảy ra sự cố trên đường dây 500 KV Di Linh - Tân Định.
Sự cố đường dây 500 KV trong lúc truyền tải công suất cao làm mất liên kết HTĐ 500 KV Bắc - Nam, gây nhảy tất cả các tổ máy phát điện trong hệ thống điện miền Nam, dẫn tới hệ thống miền Nam mất điện toàn bộ (khoảng 9.400 MW).
Qua điều tra sơ bộ, sự cố do xe cần cẩu trồng cây trong khu vực thành phố mới Bình Dương chạm vào đường dây 500 KV ở khoảng trụ 1072-1073 gần trạm biến áp 500 KV Tân Định.
Hiện xe cần cẩu (biển kiểm soát 81B-3745) đã bị lực lượng chức năng lập biên bản và tạm giữ.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Tổng Công ty Điện lực, các nhà máy điện tập trung lực lượng, khẩn trương khắc phục sự cố để tái lập cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam.
Vào lúc 15 giờ 54 phút, EVN đã đưa vào vận hành trở lại đường dây 500 KV Bắc - Nam và từng bước khôi phục hệ thống điện miền Nam.
Dự kiến trong chiều và tối nay, hệ thống điện miền Nam sẽ được khôi phục toàn bộ.- Trung Hiếu, báo Thanh niên

Hôm nay nhận được tin trên khéo địch lại dùng Ta để đánh Mình, điều tra vụ này phải có ĐTV giỏi về nghiệp vụ và chính trị mới hay!ra việc lại có công dân VN nhập khám vì vô, hay cố ý gây hậu quả nghiêm trọng, vụ này làm Ta nhớ lại vụ tàu đâm hỏng cầu Bính ở Hải Phòng, ai phải chụi trách nhiệm về vụ này? hình như chưa, nay vụ hỏng đường điện 500 KV thảm họa cho dân phía Nam về sức khoẻ, thiệt hại về kinh tế tính làm sao? khi Ta quá nghèo.

Xem bài cũ để biết thêm việc mới: 

Năm xưa hè đến EVN cắt điện luân phiên khổ nhất người già, trẻ em và người nằm trong bệnh viện. Mình mua một quạt dùng điện acquy của Trung Quốc giá 750.000 đ cho mẹ già, nhiều người giàu mua máy phát điện, đồ dùng điện acquy của Trung Quốc với giá cắt cổ.
 Sang năm tiếp sợ nóng ai cũng phòng, mình cố mua 3 quạt dùng điện acquy của Trung Quốc, nhiều người mất điện đều phải mua đồ dùng điện acquy của Trung Quốc. Nhưng năm ấy điện không bị cắt luân phiên. 

Bạn bảo EVN của Ta móc với Trung Quốc để bán đồ điện ấy mà? Trung Quốc thâm thật! động thái trên khiến dân Ta phải bỏ tiền mua đống đồ mà không dụng đến nó.
Nghe dân đồn EVN mua điện của Trung Quốc khi Trung Quốc vi phạm hợp đồng mà Ta không phạt được?
 Họ bán đồ điện dùng acquy cho dân ta, dân mất thên tiền mà vẫn khổ vì khi cần điện thì điện thiếu lấy đâu điện mà nạp acquy?

Các nghành chức năng xem ông EVN có phải cộng tác với Trung Quốc không? Hè năm xưa không thể thiếu điện vì theo thông tin chính thống nhiều doanh nghiệp ta phá sản tất nguồn phụ tải giảm, thì điện dân dùng sao lại thiếu?
Năm nay khí hậu khả năng nóng đấy liệu EVN có bị Trung Quốc chơi khăm, khi dân cần điện thì Trung Quốc lại diễn lại trò năm xưa.
Năm nay nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động, phụ tải giảm nhiều liệu EVN có kêu thiếu điện để tăng giá điện? 

Xem thêm: "EVN ép thủy điện nhỏ: Mua rẻ, bán đắt - và các bài viết liên quan" | Tinmoi.vn

19 thg 5, 2013

MỖI TÀU SÂN BAY, TÀU NGẦM ĐANG CƯỚP CƠM ÁO CỦA NGƯỜI NGHÈO


Bạn có xem sự hoạt động của những tàu sân bay, tàu ngầm hay những thiết quân sự của các cường quốc được quảng bá trên thông tin đại chúng?




 Nếu xem chúng ta phải trầm trồ khen những thiết bị ấy vô cùng tinh vi, hiện đại ấy nó chỉ để giết người nghèo, lương thiện trong nhân gian.
Vì chỉ những người nghèo mới được động viên cầm những khẩu súng bộ binh tiến ra chiến địa đầy những thiết bị giết người hiện đại và họ sẽ tan thây bởi vũ khí giết người hiện đại ấy.



Người giầu sẽ ở trong những bongke để tránh đạn hoặc điều khiển thiết bị giết người cách xa chiến địa hàng ngàn dặm.
Nếu chưa xảy ra chiến tranh thì những thiết bị chiến tranh hiện đại mà chúng ta trầm trồ khen ấy đã cướp đi bao miếng ăn, áo mặc của nhân gian, nhất là ở những quốc gia nghèo, đang bị những kẻ cầm quyền ngu muội, độc tài lừa, đẩy người nghèo xông vào chiến địa họ sẽ tan thây bởi vũ khí giết người hiện đại, người thân họ tiếp tục sống trong đói nghèo…






còn những kẻ độc tài vẫn sống xa hoa trên đau khổ của nhân loại.





Tầu sân bay, tầu ngầm nguyên tử, những thiết bị giết người hiện đại, đang được bọn lái súng kích động chiến tranh trong tương lai để các nước nghèo lo sợ phải mua vũ khí.

 Cùng với kẻ bán, kẻ mua vũ khí đẩy cao giá của nó, làm người nghèo phải gánh chịu sự tham nhũng trong buôn bán vũ khí, vốn không có giá công khai trên thị trường để kẻ cầm quyền nước nghèo kiếm lợi hàng triệu USD trong các vụ lái súng và dân nghèo đang ngày ngày bị bọn lái súng trong và ngoài nước cướp cơm, áo và càng ngày càng bị bần cùng. 





14 thg 5, 2013

QUA CẦU LONG BIÊN BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG CÓ THẤY NHỤC





Cầu Long Biên cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer lúc bấy giờ. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển khắc chữ 1898 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.
File:Long Biên bridge, contructor panel.jpg


Tập tin:Hanoi pont Paul Doumer.JPG
Cầu Long Biên xưa.


Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ti Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Eiffel thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.[1]
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác” - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.



File:Cầu Long Biên.jpg

 Cầu Long Biên nay, có thanh cầu như chưa han.


Đêm qua đi qua cầu Long Biên thấy hỏa xa chạy trên cầu sợ cầu đổ thì mình rơi xuống sông Hồng nhưng không, hỏa xa qua, tôi cũng về Long Biên, sáng còn nghi đến xem những thanh thép cầu chưa han không đáng kể có thanh còn như mới, chỉ thấy những bulon có nhiều vết han thôi, trăm năm có lẻ người Pháp thực dân họ làm một số cây cầu sao bền vậy?

110 năm sau tôi qua cầu nghĩ đến việc xây dựng cầu đường ở Ta thấy nhục với người Pháp vì 110 năm rồi, thôi trừ vài chục năm họa chiến tranh chia rẽ dân Việt, có lúc mượn cái này cái nọ của thế giới để giết lẫn nhau và người thắng theo quy luật thành anh hùng, liệt sĩ… kẻ thua thành giặc như các cụ xưa dạy.
Từ 1979 hoặc gần hơn nữa tạm cho Ta được hơn 20 năm hòa bình – độc – tự do – hạnh phúc thứ nhì thế giới. Mà sao nay đang xây cầu, cầu đổ, hoặc xây xong vài năm đã xuống cấp, lún sụt, lấy cầu Chương Dương, cầu Cần Thơ để so với cầu Long Biên. Thời gian, bom Mỹ dội,... cầu vẫn hiên ngang, bền đẹp, những nhịp cầu bị bom sập Ta làm lại có tốt không? chưa được kiểm.


File:Long bien bridge.jpg

Cầu Long Biên nay.

Nay công nghệ ta cao nhưng các cây cầu và các công trình giao ở Ta sao kém vậy? Những cây cầu lớn như Cần Thơ, Bãi Cháy, cầu Rồng... đẹp đấy nhưng 20 năm nữa sẽ ra sao?




Đây cầu Chương Dương cách cầu Long Biên khoảng gần 1 km về phía hạ lưu, khánh thành ngày 30-6-1985, đến 2013 đã thế này.



CầuBãi Cháy


Cầu Cần Thơ.

Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ở Ta nên học người Pháp và thế giới để những công trình giao thông của Ta chỉ cần bền đẹp như cầu Long Biên là Ta đã hạnh phúc nhất quả đất rồi, nếu không dân Ta cho rằng một số quan Ta nay không biết nhục là gì? Trong đó có ông bộ trưởng Bộ giao thông vận tải của Ta?

Ảnh trên đều lấy trên mạng không hề nhái.

12 thg 5, 2013

BÁ THANH KHÔNG LO, BCT LUÔN Ở BÊN Đ/C TRONG CUỘC CHỐNG THAM NHŨNG




Nghe "tin đồn" đ/c Bá Thanh không trúng vào BCT, không có gì là đột ngột vì tại HNTW 6 đ/c X đã không được đa số BCH TƯ bỏ phiếu - trúng kỷ luật. Lần này có thể các đ/c đa số ấy sẽ không bỏ cho Bá Thanh trúng BCT là đúng theo quy luật, nên anh em, đ/c, đồng bào không bất ngờ.
Không trúng BCT nhưng Bá Thanh vẫn là UVTW, vẫn là Trưởng ban NCTW việc chống tham nhũng của Bá Thanh nên càng tích cực thực hiện đúng NQ của BCHTW, càng đúng pháp luật thì bọn tham nhũng vẫn bị hốt mà.
Hội nghị tới Bá Thanh vào BCT càng chắc Bá Thanh à!
Các đ/c đảng viên ĐCS VN vẫn tuyệt đối tin tưởng vào BCT và BCH TƯ mà, nên đ/c không lo, gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng giao, là một nỗ lực cứu Đảng mà.

10 thg 5, 2013

VỀ ĐẤT HÀ TIÊN MỚI THẤY TẦM NHÌN MẠC CỬU



Xâm lược phương Nam của các chúa Nguyễn là tất yếu trong quá trình hình thành Việt Nam, nhưng tầm vóc vĩ đại của các chúa Nguyễn là sử dụng tàn binh của nhà Thanh như Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên để mở rộng bờ cõi.
 Đặc biệt sử dụng Mạc Cửu  (1655-1735)  không phải là tàn binh nhưng đã mở rộng bờ cõi cho chúa Nguyễn ở cực Nam, mà còn để lại những di sản văn hóa Việt - Hoa hài hòa, thân thiện nhất Việt Nam.
Tượng đài Mạc Cửu tại thị xã Hà Tiên

Tập tin:NamKy1829.jpg
       Đất Cancao ou Pontiamo (Phương Thànhtức Hà Tiên) do Mạc Cửu chuyển cho chúa Nguyễn nằm trong bản đồ Nam Kỳ (năm 1829).   
góc Hà Tiên
Góc Hà Tiên.

Giữa hoang sơ biển trời đảo Hải Tặc - Ảnh: Đặng Hoàng Thám


Biển lắm hải sản về chất lượng và số lượng, lại rất hiền hòa với con người.
Đường vào bãi Tà Lu
Đường vào bãi Tà Lu

Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành[3]
Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủNam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt[4] của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có. Từ đó ông chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả -réam), Cần Bột (Cần Vọt - Kampôt), Hương Úc (Vũng Thơm - Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn.[5] Tương truyền ở đây thường có tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông)[6].”- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Nay ta đến Hà Tiên càng thấy tầm nhìn của Mạc Cửu về địa chính trị của vùng này, đó là biển lắm hải sản về chất lượng và số lượng, lại rất hiền hòa với con người, dân có thể cắm cọc làm nhà ven biển như ở ven sông Sài Gòn vì sóng biển không hung dữ như biển miền Bắc, miền Trung. Cây còn lợp mát những con đường lớn, những rừng tràm, đước… phủ xanh toàn bộ đất đai.
Dân lai bởi Việt - Hoa - Khmer… sống hiền lành hơn các vùng khác của đất Việt. Cuộc sống bình yên, tươi đẹp hơn nhiều vùng đất ở TA
Tầm nhìn của Mạc Cửu đến vài trăm năm chứ không như một số người Ta hiện đại, làm quan mà tầm nhìn chỉ đến bàn chân.

Không hiểu sao kẻ cầm quyền ở Trung Quốc nay sao dữ quá chỉ thích chiếm đất, biển… của lân bang?

 Mạc Cửu linh thiêng hãy chỉ cho chúng biết: Ta là tiền nhân của bọn bay, theo Ta sống hài hòa với thế giới sẽ được nhiều hơn sự hung hăng điên rồ.