29 thg 4, 2013

BẢO VỆ SÔNG, HỒ ĐÃ LÀ YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI




Nhìn thấy con gà chết trôi lềnh bềnh trên mặt tôi bảo: bạn không người xóm mình vất xuống thì Trung Quốc à?
Ông nói đúng vì hám lợi nên con buôn Việt đưa gà Trung Quốc về đây, dân hám rẻ mua về chỉ vài ngày gà chết hàng loạt, loại gà này Trung Quốc thải từ đàn gà đẻ hết hạn, thế không phải Trung Quốc thì ai? Trung Quốc lấy tiền của Ta, thông qua các con buôn đưa gà thải về tận các vùng miền Việt Nam, tiền mất, gà chết tống xuống ao, hồ cho tiện, Trung Quốc quá tài – Thâm như Tàu ông nhỉ!
Xưa những dòng kênh, dòng sông , ao hồ của Ta sạch, tuổi thơ tắm mát biết bao, thơ mộng biết bao, nay Trung Quốc… cùng các con buôn, nhà quản lý Việt đã làm ô nhiễm hầu hết các sông hồ Việt Nam, nhiều sông hồ không dám rửa chân chứ nói gì… thế mà dân vẫn phải dùng.
Lâu rồi ầm ĩ chuyện sông Thị Vải…chuyện tầy đình ai làm sông bẩn có phải doanh nghiệp xấu cùng hệ thống Tài Nguyên & Môi Trường là thủ phạm gây ô nhiễm nguồn nước của Ta?
Dân nghèo ăn nước ô nhiễm sinh bao bệnh tật, cùng sự tăng dân số nên bệnh viện vài người một giường và bao hệ lụy do ô nhiễm nguồn nước và môi trường, có phải sinh ra bộ Tài Nguyên & Môi Trường chỉ để bán đất làm giàu cho kẻ giàu, còn mặc Dân đen đang mang bệnh vì nguồn nước ở Việt Nam đã cơ bản ô nhiêm mất rồi? 

26 thg 4, 2013

ĐỂ MẤT BIỂN ĐÔNG LÀ TỘI, LỊCH SỬ KHÔNG DUNG THA.





Lịch sử Ta đã lên án những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… từng vì lợi cá nhân mà vời Trung Quốc sang để giành ngôi báu, Trung quốc với tư tưởng bành trướng về mọi mặt nhất là về không gian sinh tồn, lập tức dựng cờ, dựng cớ để xâm lược nước Ta với chiêu bài phù nọ, phù kia…
Nhìn bản đồ này:




Có lẽ trẻ con khi hiểu về Luật Quốc tế nó cũng không chấp nhận những yêu sách về biển Đông của Trung Quốc, thế mà Trung Quốc vẽ, hội thảo, tuyên truyền toàn cầu về đường lưỡi bò trên biển Đông và trẻ con cũng cười Trung Quốc về ý đồ và hành động xấu của Trung Quốc, chắc người lớn phải hiểu hơn trẻ con.

Và đây:
Hôm qua, (26/4/2013) Philippines cho biết tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc đã lập một tòa án để nghe đơn kiện của Manila, nhưng Bắc Kinh cho đây là một mưu toan « cướp » lãnh thổ của Trung Quốc. Một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay  khẳng định :« Phía Philippines đang cố gắng dùng việc này để phủ nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và gắn vào một vẻ « hợp pháp » cho việc chiếm đóng trái phép các đảo và bãi đá của Trung Quốc ». Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Philippines rút ngay mọi nhân sự và cơ sở ra khỏi những đảo mà Bắc Kinh cho là Manila đang « chiếm đóng ». Bộ này nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh là hai nước nên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng trực tiếp.

Nhìn lại bản đồ trẻ con cũng bực và nực cười về sự ngạo mạn, tham lam của Trung Quốc.

Từ thời nhà Nguyễn chúng ta đã sử dụng Hòang Sa, thế mà năm 1974 Trung Quốc nổ súng bắn chìm hạm đội của c.q Sài Gòn giết người Việt chiếm Hoàng Sa.
Trước năm 1975 người Việt đã sử dụng Trường Sa, theo Luật quốc tế thì Ta cũng hơi quá, nhưng chủ quyền ấy đã được khẳng định từ lâu, thế mà năm 1988 Trung Quốc nổ súng tiêu diệt công binh Ta đang xây dựng đảo Gạc Ma và chiếm giữ, nay họ đang tuần tra, khai thác hải sản ở Trường Sa như ao nhà của họ. Trong lúc Họ "vẫn là đồng chí của Đảng, có mấy chữ vàng - thế mới thấy Trung quốc thật thâm & tài"
Xem thêm: 

"Gạc Ma 1988: Nỗi đau không bao giờ quên - VietNamNet

vietnamnet.vn/vn/.../gac-ma-1988--noi-dau-khong-bao-gio-quen.html


Dân tộc Ta, Đảng, nhà nước Việt ai là người quyết định việc bảo vệ Biển Đông của Ta trước họa xâm lăng đang hừng hực từng ngày, từng giờ của Trung Quốc?

Viết nhân dịp sắp đến ngày 30/4.


24 thg 4, 2013

BÙA YỂM ĐỀN HÙNG CHỮ NGHĨA RA SAO?



  
BBC dẫn lời của một số quan chức và báo lề phải:
“Nói trên trang mạng của tờ Tiền Phong và báo mạng Đất Việt, ông Khôi cho biết trong đợt tu sửa đền hồi năm 2009, các công nhân đã phát hiện ‘một viên gạch lạ có in chữ Hán’ lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng.
Viên gạch lạ này đã được ông Khôi gửi sang cho ông Nguyễn Minh Thông, vốn là đại tá quân đội và hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương Đông, để nhờ nghiên cứu.
Trong báo cáo giải trình của ông Thông cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ được báo Tiền Phong dẫn lại thì trung tâm của ông ‘đã hội thảo nhiều lần’ với ‘một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm’ và đi đến kết luận rằng viên gạch là ‘do đạo sỹ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ cuối thời Trần’, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm.
"Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân. Việc này (đặt đá trấn yểm) đã được các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết."
Nguyễn Tiến Khôi, cựu giám đốc Ban quản lý đền Hùng
Theo báo cáo này thì ‘Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng’.
Trên viên gạch có ghi dòng chữ Hán ‘Đánh đổ đức sáng Vua Hùng’ và hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng đền Hùng, Đất Việt dẫn lời ông Khôi cho biết.”

Viên gạch là “do đạo sỹ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ cuối thời Trần”, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm, hình thù thế nào còn giữ hay đập bỏ rồi?
Tại sao kẻ Đại Hán lại công nhận vua Việt là: đức sáng Vua Hùng, vì theo sử Ta và Tàu, Tàu chỉ phong cho Vua Việt mức: An nam quốc Vương, kể cả vua Quang Trung, hoặc:

 VẤN ĐỀ “SÁCH PHONG” TRONG QUAN HỆ BANG GIAO GIỮA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC


Tên các
triều đại
Nước ta sang Trung Quốc
cầu phong
Sắc phong của hoàng đế
Trung Quốc ban cho vua Đại Việt
1. Triều Ngô
- Ngô Quyền chưa sang xin phong vương.

- 954: Ngô Xương Ngập sai sứ sang vua Nam Hán là Lưu Xưởng xin phong vương.
- Phong làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ.
2. Triều Đinh
- 972: Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn sang Tống xin phong vương.
- Phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao chỉ quận vương.
- Phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư tĩnh hải quân tiết độ sứ An nam đô hộ.
- 975: Phong Đinh Tiên Hoàng làm Nam Việt Vương và Đinh Liễn làm Giao chỉ quận vương.
3. Triều Lê
- 980: Lê Đại Hành sai 2 sứ thần là Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ sang xin vua Tống phong Vương.
- Vua Tống không cho.

- 985: Vua sai sứ sang Tống xin lĩnh chức Tiết trấn.
- Vua Tống phong Lê Đại Hành chức Tiết trấn.
- 986: Vua Tống sai sứ sang phong cho Lê Đại Hành chức Kiểm hiệu thái bảo sử trì tiết đô đốc Giao Châu chư quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ, Giao châu quản nội quan sát xử trí đằng sứ, kinh triệu quận hầu.
- 988: Vua Tống phong cho làm Kiểm hiệu thái uý.
- 993: Phong làm Giao chỉ quân vương.
- 997: Phong làm Nam Bình vương kiêm thị trung.
- 1010: Phong Lý Thái Tổ chức Kiểm hiệu thái phó, Tỉnh hải tiết độ sứ quan sát sứ, xử trí sứ, An Nam đô hộ, Ngư sử đại phu, Thượng trụ quốc giao chỉ quận vương.
Sau thêm Đồng binh chương sự.
- 1012: Phong thêm: Khai phủ nghị đồng tam ti.
- 1014: Phong thêm Bảo Tiết Thủ Chính công thần.
- 1018: Phong thêm: Kiểm hiệu thái uý.
- 1022: Phong thêm Kiểm hiệu Thái sư.
- 1028: Phong thêm Thị Trung Nam Việt vương.
- 1028: Phong cho vua Lý Thái Tông làm An Nam đô hộ giao chỉ quận vương.
- 1032: Phong thêm: Đồng Trung Thư môn hạ bình chương sự.
- 1034: Phong thêm Kiểm hiệu thái sư.
- 1038: Phong vua làm Nam Bình Vương.
- 1055: phong Tăng Thị Trung Nam Việt Vương.

- 1055: Vua Lý Thánh Tông sai sứ sang Tống cáo tang.
- 1055: Sách phong vua Lý Thánh Tông làm Kiểm hiệu thái uý tĩnh hải quân tiết độ sứ, An Nam đô hộ giao chỉ quận vương.
- 1064: Phong thêm: Đồng trung thư môn hạ bình chương sự.
- 1068: tiến Nam Bình Vương.
- 1074: phong vua Lý Nhân Tông làm Giao chỉ Quận vương.
- 1086: phong vua làm Nam Bình Vương.
- 1130: Phong vua Lý Thần Tông làm Giao chỉ quận vương.

- 1138: Vua Lý Anh Tông sai sứ sang Tống cáo tang Thần Tông.
- 1138: Phong vua Lý Anh Tông làm Giao chỉ quân vương.
- 1175: Đặc cách phong vua làm An Nam Quốc Vương([1]).
- 1177: Phong vua Lý Cao Tông làm An Nam Quốc Vương.
5.Triều Trần
- 1229: Vua Trần Thái Tông sai sứ sang thăm nước Tống.
- 1229: Phong vua Trần Thái Tông làm An Nam quốc vương.

- 1261: Vua Trần Thánh Tông sai sứ sang thăm nước Mông Cổ.
- 1261: Vua Mông Cổ phong vua Trần Thánh Tông làm An Nam Vương.
- 1262: Nhà Tống phong vua làm An Nam Quốc vương, gia phong thượng hoàng làm An Nam đại vương.

- 1290: Thượng hoàng (Thánh Tông) băng, sai Đình Giới sang báo tang và xin phong.
- 1368: Vua Trần Dụ Tông sai sứ sang thăm nhà Minh.
- Nhà Nguyên không cho sứ sang phong.

- 1368: Vua Minh Thái Tổ phong cho vua Trần Dụ Tông làm An Nam Quốc Vương.
6. Triều Hồ
- 1403: Hồ Hán Thương sai sứ sang Minh xin cầu phong.
- 1403: Nhà Minh phong Hồ Hán Thương làm An Nam Quốc Vương.
7. Triều Lê 
- 1427: Vua Lê Thái Tổ sai người dâng biển cầu phong cho Trần Cảo.
- 1429: Vua Lê Thái Tổ sai sứ sang xin sách phong.

- 1434: Vua Lê Thái Tông sai sứ sang báo tang Thái Tổ và cầu phong
- 1427: Nhà Minh Phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương.


- 1431: phong vua Lê Thái Tổ quyền thự An Nam Quốc sử.

- 1435: Quốc vương đem sắc cho vua Lê Thái Tông quyền coi việc nước.

- 1442: Vua Lê Nhân Tông sai sứ sang báo Tang Thái Tông và cầu Phong.
- 1460: Vua Lê Thánh Tông sai sứ sang cầu phong.

 - 1497: Vua Lê Hiến Tông sai sứ sang báo tang Thánh Tông và cầu phong.
- 1504: Vua Lê Dục Tông sai sứ sang báo tang Hiến Tông và cầu phong.
- 1510: Vua Lê Tương Dực sai sứ sang cầu phong.



- 1462: Phong vua Lê Thánh Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1499: Phong vua Lê Hiến Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1506: Phong vua Lê Dục Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1513: Phong vua Lê Tương Dực làm An Nam Quốc Vương.
8. Triều Mạc.
- 1540: Mạc Đăng Dung sai sứ mang hàng biển sang Yên Kinh cầu phong.
- 1540: Phong cho Mạc Đăng Dung làm Đô Thống Sứ, ấn bạc nha môn tòng nhị phẩm, ấn khắc chữ: An Nam Đô Thống Sứ Ti.
9. Triều Lê Trung Hưng
- 1597: Vua Lê Thế Tông sai sứ sang cầu phong.

- 1637: Vua Lê Thần Tông sai sứ sang cầu phong.
- 1598: phong vua Lê Thế Tông làm An Nam Đô Thống Ti Đô Thống Sứ.
           - 1647: Phong cho Thần Tông (lúc này là Thái thượng hoàng) làm An Nam Quốc Vương.
- 1651: Phong cho chúa Trịnh là Phó Quốc Vương.
- 1667: Phong vua Lê Huyền Thông làm An Nam Quốc Vương.
- 1683: Phong vua Lê Hy Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1719: Phong vua Lê Dụ Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1734: Phong vua Lê Thuần Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1761: Phong vua Lê Hiển Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1778: phong Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương.
10. Triều Tây Sơn
- 1789: Vua Quang Trung cử sứ bộ sang xin phong vương.
- 1792: Vua Quang Toản cho sứ sang báo tang và xin sắc phong.
- 1789: Phong vua Quang Trung làm An Nam Quốc Vương.
- 1792: Phong vua Quang Toản làm An Nam Quốc Vương.
11. Triều Nguyễn
- 1802: Vua Gia Long cử sứ bộ do Lê Quang Đinh làm chánh sứ sang xin phong vương
- 1820: Vua Minh Mạng cử sứ bộ do Ngô Thì Vị làm chánh sứ sang báo tang vua Gia Long và xin phong vương cho vua Minh Mạng
- 1841: Vua Thiệu Trị cử sứ bộ do chánh sứ Lê Văn Phúc sang báo tang vua Minh Mạng và xin phong vương cho vua Thiệu Trị
- 1848: Vua Tự Đức cử sứ bộ báo tang vua Thiệu Trị và xin phong vương cho vua Tự Đức
- 1804: Vua Thanh cử người mang cáo, sắc, ấn đến làm lễ tuyên phong cho Gia Long

- 1822: Vua Thanh cử người mang cáo, sắc làm lễ tuyên phong cho Minh Mạng

- 1842: Vua Thanh cử người mang sắc để làm lễ sách phong cho Thiệu Trị


- 1849: Vua Thanh cử người mang sắc thư làm lễ sách phong cho Tự Đức
- ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Khoa Việt Nam học, ĐHSPHà Nội

Hay các dịch giả của ta dịch chữ trên viên gạch nói trên chưa đúng?
Chứ Trung Quốc lúc nào cũng giở thói kẻ cả với Ta trong suốt chiều dài lịch sử quan hệ Việt Trung hàng nghìn năm qua? Ngay cả Ta đánh tan mấy lần quân nguyên họ cũng chỉ phong cho vua Trần:

- 1229: Vua Trần Thái Tông sai sứ sang thăm nước Tống.
- 1229: Phong vua Trần Thái Tông làm An Nam quốc vương.
- 1261: Vua Trần Thánh Tông sai sứ sang thăm nước Mông Cổ.
- 1261: Vua Mông Cổ phong vua Trần Thánh Tông làm An Nam Vương.

Các nhà sử nên xem lại bùa trên chữ nghĩa thế nào?

19 thg 4, 2013

NI CÔ TRANG ĐANG PHÁ CHÙA TRÀ PHƯƠNG - DI TÍCH QUỐC GIA.


Làng Trà Hương (tên Nôm là làng Chè) huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương. Đến đời Nguyễn đổi là làng Trà Phương vì kiêng Quốc húy. Làng Chè là một làng cổ, ít nhất có từ thời hậu Lý ( 1010-1225) vì trong chùa hiện còn đôi câu đối chữ Hán:

                      “Lý triều khai sáng danh lam cựu
                  Mạc đại trùng hưng cảnh sắc tân"

 Thái Hoàng Thái Hậu đầu triều Mạc họ Vũ - người làng Trà Phương sinh Hoàng đế Mạc Đăng Doanh anh minh đã chấn hưng và đem lại thái bình cho đất nước vào đầu thế kỷ XVI. Thái Hoàng Thái Hậu được người đương thời tôn là vị Bồ tát đã chấn hưng đạo Phật đầu thế kỷ XVI, Ngưòi đã cúng hơn 30 mẫu ruộng, vàng 6000 lá cùng nhiều tiền, gỗ… xây sửa nhiều chùa ở Bắc bộ.
Xây Bà Đanh tự nay là chùa Thiên Phúc ở làng Trà Phương, cúng chùa 1,9 mẫu ruộng, ban cho làng Trà 101 mẫu 2 sào, 10 thước 3 tấc 8 phân .

Nay còn tấm Bia tu tạo Bà Đanh tự ghi:

Thái Hoàng Thái Hậu

Khiêm Thái Vương cúng 10 lạng bạc. Lị Vương, Thuận Vương cúng 5 lạng bạc. Vinh Quốc thái phu nhân 9 lạng 5 tiền. Tĩnh quốc thái phu nhân 10 lạng. Bảo gia thái trưởng công chúa tiền 10 quan. Phúc Nghi thái trưởng công chúa 1 lạng 8 tiền. Thọ Phương thái trưởng công chúa 2 lạng 8 tiền. Phúc thành thái trưởng công chúa. Sùng Quốc công 5 lạng. Văn Quốc công 9 lạng 5 tiền Ninh Quốc công 2 lạng, Triều Quận công 1 lạng. Phú Quận công 1 lạng. Trịnh Quận công gỗ lim 2 cây. Ngạn Quận công 1 lạng. Khang Quận công 1 lạng. An Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Vị Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Dương Quận công 1 lạng. Tuy Quận công 1 lạng, Thanh Uy hầu 1 lạng.
 Dựng bia ngày 26 tháng 8, năm Thuần phúc sơ niên 1565)

Ruộng tín thí:
Ngày 8 tháng 10 nhuận năm Bính Dần, Thái Hoàng Thái Hậu có ruộng của bản điện được cấp và mua mới tất cả là 1 mẫu 9 sào cúng vào chùa Bà Đanh làm của Tam Bảo. Kê: Một mảnh xứ Ngoại Tổ Cội 1 mẫu 9 sào tại xã Lan Ổ, huyện An Lão: Phía Đông gần ruộng của cố Hương La hầu Vũ Trụ, Tây gần ruộng An Lộc bá Vũ Du Mỹ, Nam gần chằm, bắc gần đường. Phần trên có bia ruộng cúng tiến làm của Tam Bảo, giao cho chùa để tiện cày cấy và khói hương thờ Thánh. Nếu ai mai táng lên ruộng, phá hoại ruộng di chuyển bia ruộng đều bị chư Phật chiếu xét, tru di ba đời. Nay thề nguyện.

Bia khắc năm 1566 khổ 0,65 x1,10 m, hai mặt có khoảng 300 chữ Nho. Chạm mặt Trời, rồng chầu, dây leo, cánh sen.(1)

Trước 1565 Bà Đanh tự do người Chăm tù binh của nhà Lý bị an trí tại Trà Phương xây, vị trí ở phía Tây Nam của làng ven lối sang trang Du Lễ. Theo văn bia dựng năm Thuần phúc sơ niên 1565 Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ người làng Trà, cùng các thân vương nhà Mạc hưng công xây chùa ở vị trí hiện nay.

Chùa là di tích văn hoá thời nhà Mạc ngoài tượng Phật, còn có tượng của Mạc Thái Tổ và Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ tạc bằng đá xanh, là tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp thời Mạc.
 Năm 1936 -1938 bà Ngô Thị Dĩnh người làng Trà, cùng chồng (người Pháp) là Giám đốc đài thiên văn Phù Liễn hưng công vạn bạc sửa chùa nên có thêm kiến trúc thời Nguyễn. Năm 2004 hoà thượng Thích Quảng Mẫn dùng tiền của thập phương đảo ngói, tô tượng, lát nền... tôn thêm vẻ đẹp của chùa.

Diện tích khuôn viên chùa khoảng 150 x 150 m, trước cửa chùa là đầm rộng hàng nghìn mẫu, vết của sông bị bồi. Là một danh thắng của xứ Đông về kiến trúc và phong thuỷ, được người từ xưa đến nay ca ngợi. Nên năm 2007 chính quyền đương đại công nhận là: "Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia".


Chùa được dựng bằng vật liệu tốt mới trùng tu năm 2005, thế mà ni cô Trang định phá chùa Trà để xây mới:




Định phá chùa Trà - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, để xây chùa mới nhằm mục đích gì ta chưa rõ, hay ni cô Trang sẽ tự lập bia để ghi công mình, không hiểu ni cô này có bệnh về tâm thần không? 

Tín đồ đưa tin: ni này nhiều tiền lắm, nên tranh thủ để hút về chùa ta, lạ nhỉ ni này có kinh doanh hay vớ được tiền, của đâu mà lắm tiền? thế mới biết ở Ta dân gian cứ gian mọi thứ, quan Ta cứ tham mọi thứ, không hoạt động kinh doanh, không được thừa kế, không đào được của mà giàu ấy là quan tham, sư giàu là thu của tam bảo chớ nhận là của mình, tự ý dùng tiền ấy làm theo ý mình.


 Tín đồ nói tiền của ni cô Trang, ấy là không đúng, tiền ấy là của tín đồ tụ lại dùng cho việc Đạo và phải đúng Đạo, nay ni cô này muốn theo Trầm Bê, cậy có tiền tạc tượng mình trong chánh điện chùa Phnô-đung (Giồng Lớn) tọa lạc tại xã Đại An (huyện Trà Cú).

chua ong Tram Be 2.jpg

Tiền của Trầm Bê tạm gọi là tiền riêng, còn nc Trang có tiền chắc là của Tam Bảo vì nc này có buôn bán... gì đâu?


Thích danh thì làm người mẫu, các loại sĩ (ca, nghệ, tiến...), muốn giàu thì  buôn, cướp ngày, cướp đêm... chớ lợi dụng Đạo mà giàu, mà dụng bừa là nguy.

Lòng người buồn vì thời thế lại buồn thêm vì có những kẻ lợi dụng Đạo Phật để làm càn, tư lợi cá nhân, trái với Phật pháp. Chắc chắn họ sẽ bị trừng phạt về hành động phản Đạo của họ, để làm gương cho kẻ khác. 


Tiền là kết tinh thành quả lao động của tín đồ, là phương tiện để tín đồ có thêm duyên tiếp cận tư tưởng của Phật là: Tứ diệu đế, hiểu được Bát chính đạo để đến Niết-bàn ...


Khiến con người không bị trói buộc vào trong luân hồi.
Nam mô a di đà Phật!
 
Trước hết ni cô Trang xây tường đá cao khoảng 2,5 m để vây chùa như nhà giam ở 125 Nguyễn Đức Cảnh, Hải Phòng, để không ai biết bên trong ni cô này làm gì, rồi phá chùa cổ chăng?:


Hàng cây thân thiện từ ngàn xưa còn chút đây, liệu tay Trang có làm thịt để đá hóa, tý sư này gọi cán bộ UBND là thằng, sao nó có thể lộng quyền vậy, vì sao? câu hỏi dân làng Trà râm ran bàn. ( Ghi lại lời bà của Dân)


Có chùa nào ở thế gian này bị vây như thế này

Còn đây tường bao chùa Khmer thân thiện với con người




Dinh Độc Lập một thời là cơ quan công quyền cao nhất cũng không có tường rào như Trang xây vây chùa Trà Phương.
Dinh Độc Lập (Photo by HG Waite 1967-68)
Liệu ni cô Trang có bệnh về tâm thần, hay giả tâm thần để phá thuần phong mỹ tục ở Ta, như tiến hòn đá lạ ở đến các vua Hùng?

16 thg 4, 2013

HÒN ĐÁ Ở ĐỀN VUA HÙNG BIẾT NÓI KHỐI KẺ “HÀM RĂNG CHẲNG CÒN”



    Tễu.Blog đưa vào Thứ ba, ngày 16 tháng tư năm 2013.
     Về đá tiến vào đền vua Hùng

“Hòn đá có hai mặt, mặt trước phía trên có dấu ấn hình vuông "Tổ Vương Tứ Phúc" chữ nghĩa cũng giống như hình dấu trên tờ ghi công đức tu bổ Đền Hùng mà hiện nay cũng đang xôn xao dư luận; bên trái là dòng chữ Phạn - là câu thần chú của Phật giáo Mật tông, dòng chữ Hán là “Bách giải tiêu tai phù” nói lên rằng đây là một đạo bùa giải hết mọi tai ách. Còn chữ lớn ở giữa tôi chưa giải thích được. Mặt sau là các hình tinh tú, bên dưới là vòng tròn nhỏ giống bát trận đồ của Khổng Minh thời Tam Quốc. Chân của hòn đá là hình bát quái, quẻ càn.

Như vậy, hòn đá là đạo bùa có sự pha trộn giữa Phật giáo Mật tông, Đạo giáo, phù thủy, trận đồ bát quái của Khổng Minh. Cho thấy là một đạo bùa tổng hợp hỗn loạn của tâm linh.” ….

Còn phán dài nữa…
             
           
          Mặt trước viên đá


                          Mặt sau viên đá

 Nay ở Ta cúng tiến đồ thờ hầu như đều ghi danh, có người còn ghi hình vào vật cúng như Trần Bê.
Thế mà đá quý được vẽ nhiều ký tự lạ mất nhiều công đấy, cúng vào đền vua Hùng không ghi người cúng, cả nước loạn về nó mà người cúng cũng không lộ danh thật là chuyện lạ có thật ở Ta.
Vật cúng to vậy tất ông Trưởng ban QL đền vua Hùng phải biết danh người cúng, phải có nhiều lao động tham gia biết, Trời biết và Đất biết? thế mà quan, dân Ta không biết?
Có thật Quan coi đền, các Blog cứ đoán già, điều tra non mãi không ra, nguồn và mục đích của đá, hay tung tin vờ?.
Ta lắm cơ quan điều tra, cán bộ tỷ lệ trên Dân tầm nhất nhì thế giới mà không tìm ra người có lòng thành cúng một vật có giá trị rất lớn về đá và công nghệ.

Yêu cầu ông Trưởng ban QL đền vua Hùng trả lời cho Dân Ta biết về chủ và mục đích chủ đặt đá ở đền vua Hùng nhằm đích gì? Trước ngày giỗ Tổ ngày 10/ 3, Nhâm Thìn, nếu không tạm giữ ông này có nên?

14 thg 4, 2013

DINH ĐỘC LẬP VÀ TRỚ TRÊU NHỮNG NGƯỜI DÍNH ĐẾN NÓ




Ngày 23/2/1868 Thống đốc Pháp đặt viên đá đầu tiên để xây dinh thống đốc Nam Kỳ.

Năm 1871 xây xong Thống đốc Pháp đặt tên nó là dinh Norodom.

Ngày 7/9/1954 Pháp bàn giao cho thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Ngày 8/9/1954 thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên là dinh Độc Lập.
 

Ngày 27/2/1962 hai nhóm phi công nhóm đảo chính ném bom làm sụp đổ cánh trái của Dinh.

Ngày 1/7/1962 tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định san phẳng dinh cũ xây mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Ngày 2/11/1963 tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.

Ngày 31/10/1966 trung tướng Nguyễn văn Thiệu Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia khánh thành Dinh.

Dinh Độc Lập (Photo by HG Waite 1967-68)
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, lúc 8 giờ 30 phút, Nguyễn Thành Trung lái máy bay ném bom Dinh Độc lập. Lần đầu ném 2 quả bom rơi không trúng mục tiêu, lần thứ 2 trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ.

Vòng đỏ nơi bom rơi

i  




Tổng thống Ngô Đình Diệm là người chủ trương và tổ chức xây dựng nhưng không được hưởng.

Ngày 30/4/1975 xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cổng trái của Dinh, chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Việc này ai tranh công ai dù chỉ có một tăng đâm đổ cổng Dinh mà:

“Thực chất trưa ngày 30/4/1975, đại đội 4 đánh chiếm Dinh Độc lập có hai xe tăng 843 và 390 tiếp cận cổng Dinh Độc lập đầu tiên. Xe 843 dừng lại cổng phụ trái, sau đó, đồng chí Nguyễn Văn Tập, lái xe 390, hỏi tôi: “Thế nào anh Toàn?”, tôi ra lệnh “Tông thẳng vào”. Lập tức xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất) được tăng ga, lao thẳng và húc bung hai cánh cổng chính Dinh Độc lập và tiến vào tiền sảnh Dinh Độc lập. Hình ảnh này do một nữ phóng viên người Pháp đã chụp được ngay thời khắc lịch sử lúc bấy giờ. Và đây là một thực tế không thể thay đổi được”, Trung úy Vũ Đăng Toàn khẳng định.

Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Ảnh: F. Demulder.

Rồi Trung úy Vũ Đăng Toàn và mấy đồng chí trên xe 390 bị cho về vườn sớm, đi đánh dậm, cắt tóc, lái xe…để bịt sự thật chăng? ai làm việc này?

Bốn đ/c như hồi sinh
Hành trình trở thành bảo vật quốc gia của xe tăng 390

Bốn anh em trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Từ phải qua là các ông Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập. Ảnh: Hoàng Thùy.



Bảo dưỡng tăng
Xe tăng 390 tại Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp. Ảnh: K.N.



Xe tăng số 843 có lái xe Lữ Văn Hỏa; pháo thủ số 2 Nguyễn Văn Kỷ; pháo thủ Thái Bá Minh và người chỉ huy là Ðại đội trưởng, trung úy Bùi Quang Thận.

Xe mình không húc đổ cổng Dinh, thế mà lại nhận xe mình húc đổ cổng Dinh, để rồi vị trung úy này leo đến cấp đại tá và chém gió về việc trên ở khắp nơi?

Ba chiến binh cùng xe có được hưởng gì không hay cũng về nơi sâu xa để ỉm chuyện?

Mới thấy 2 trớ trêu ở Dinh này?

1. Kẻ lệnh, tổ chức xây không được ở, chết bất thường bởi kẻ dưới quyền. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu không chủ trương xây lại là người thụ hưởng lâu nhất, bị một phần dân Việt nguyền rủa nhiều nhất, rời Dinh không một lần quay lại.

2. Kẻ đâm đổ cổng Dinh lại bị kẻ khác tranh công, rồi lại được người Tây chứng minh và một phần người Việt vinh danh. Kẻ tranh công hình như không một lời xin lỗi hay cải chính.

Xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất)

Xe tăng 843 ( loại T 54 do liên Xô sản xuất)

Thật trớ trêu cho mấy vị bé, to viết trên liên quan đến dinh Độc Lập, phải chăng ông kiến trúc sư Ngô Viết Thụ dựa vào thuyết phong thủy thiết kế Dinh này để dành cho người lương thiện? kẻ xấu dụng sẽ bị trừng phạt?

Bốn cựu binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập trên chiếc xe tăng 390, ba cựu binh Lữ Văn Hỏa, Nguyễn Văn Kỷ, Thái Bá Minh trên xe tăng số 843 nay sống ra sao, có cùng khẳng định tích trên mà "lề phải" đưa không? Cầu cho các cựu binh sống vui, khỏe... đầy đủ.

Ðại tá Bùi Quang Thận đã qua đời không hiểu cuối đời có suôn sẻ không? Cầu cho ngài nơi chín suối an lành.

Tháng 11/1975 Hội nghị hiệp thương thống nhất Việt Nam tổ chức tại Dinh, nay gọi Nó là Hội trường Thống Nhất.

Hội trường Thống Nhất

Còn ai biết ghi thêm sự trớ trêu của Dinh này!

                                                                    Lược theo tài liệu lề phải
Ảnh Thợ cạo