30 thg 12, 2012

ĐỪNG BIẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÀNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ




“Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người.[1]
Địa lý tự nhiên
Mùa nước nổi ở Tứ giác Long Xuyên
Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 10626´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 85°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Việt Nam như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai.
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậubán đảo Cà Mau.
Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ. Sự hạ thấp của mực nước biển một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm tích Pleistocen. Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác định bằng C14 cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000 năm (Ngộ, 1988). Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng vào khoảng 3–4 m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm (Blackwelder và những người khác, 1979), gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng thấp của châu thổ; tại đây những sinh vật biển như hàu (Ostrea) được tìm thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680 năm (Ngộ, 1988).

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.). Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M., 1985), và rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrit).
Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm (Pons L. J. và những người khác, 1982). Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm (Ngộ, 1988).
Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dầy đặc (Rhizophora sp., Avicinnia sp.) được thay thế bởi những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm (Melaleuca sp.) và những loài thực thực vật hoang dại khác (Fimbristylis sp.,Cyperus sp.). Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn (Pons L. J. và những người khác, 1989).
Ghe chở chôm chôm trên sông cửu long
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa (Morgan F. R., 1961), những mảnh vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ (Morisawa, 1985). Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3–4 m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dầy tầng đất vùng và không gian vùng (Pons L. J. và csv., 1982). Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển (Moormann, 1961). Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh. Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng (Moormann và Pons, 1974).
Các tỉnh và thành phố
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam.[2][3]
Tỉnh
Tỉnh lỵ
Thành phố
Quận
Thị xã
Huyện
Dân số
Diện tích
Mật độ dân số
BS xe
Mã ĐT
Thành phố Long Xuyên
1

2
8
2.149.200
3.536,8 km²
608 người/km²
67
76
Thành phố Bạc Liêu
1


6
858.400
2.501,5 km²
343 người/km²
94
781
Thành phố Bến Tre
1


8
1.255.800
2.360,2 km²
532 người/km²
71
75
Thành phố Cà Mau
1


8
1.207.000
5.331,6 km²
226 người/km²
69
780
Thành phố Cần Thơ

5

4
1.189.600
1.401,6 km²
849 người/km²
65
710
Thành phố Cao Lãnh
1

2
9
1.667.700
3.375,4 km²
494 người/km²
66
67
Thành phố Vị Thanh
1

1
5
758.000
1.601,1 km²
473 người/km²
95
711
Thành phố Rạch Giá
1

1
13
1.687.900
6.346,3 km²
266 người/km²
68
77
Thành phố Tân An
1


13
1.438.500
4.493,8 km²
320 người/km²
62
72
Thành phố Sóc Trăng
1

1
9
1.293.200
3.311,8 km²
390 người/km²
83
79
Thành phố Mỹ Tho
1

1
8
1.673.900
2.484,2 km²
674 người/km²
63
73
Thành phố Trà Vinh
1


7
1.004.400
2.295,1 km²
438 người/km²
84
74
Thành phố Vĩnh Long
1


7
1.029.800
1.479,1 km²
696 người/km²
64
70
Tài nguyên
Khu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu quy đổi,[cần dẫn nguồn] Thổ Chu – Mã Lai. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi.... Các khoáng sản khác không giàu.
Khí hậu
Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp ( mưa nhiều , nắng nóng ) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực .
Nông nghiệp
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[4] Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra cây ăn quả còn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Nuôi nhiều ở Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang . Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản ( năm 2000 ) , An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn thủy sản ( năm 2000 ). Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp Tài nguyên rừng cũng giữ những vai trò quan trọng, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển, trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm ở U Minh Cà Mau, Đồng Tháp với một hệ thống sinh học vô cùng đa dạng
Công nghiệp
Phát triển rất thấp . Chế biến lượng thực chiếm nhiều nhất của cả vùng . Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành : nhiệt điện , chế biến lương thực , luyện kim đen, cơ khí , hóa chất , dệt mayvật liệu xây dựng .Thành phố Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa , khách du lịch trong và ngoài nước
Vùng Kinh tế trọng điểm ĐBSCL
-Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. -Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009. -Theo đề án, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Dịch vụ
Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu , vận tải thủy , du lịch . Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước , đồ đông lạnh và hoa quả . Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất
Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước , vườn , khám phá các cù lao. Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre,Vĩnh Long. Tuy nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực.” - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
“Nhưng theo Viện qui hoạch Thủy lợi miền Nam, thủy lợi tại vùng giữa sông Tiền và sông Hậu hiện còn nhiều bất cập như tiến độ thực hiện xây dựng c ác kênh trục nối sông Tiền và sông Hậu quá chậm , h ệ thống cống – đập Ba Lai chưa đồng bộ nên phát huy hiệu quả thấp , h ệ thống thủy lợi nội đồng trong vùng vẫn chưa phát triển . Theo qui hoạch trước đây, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu chỉ sản xuất 2 vụ lúa (đông xuân, hè thu) nên hệ thống bờ bao, đê bao chỉ nhằm bảo vệ lúa hè thu khi gặp lũ sớm (tháng Tám). Trong những năm qua, diện tích đất được đắp đê bao kiểm soát lũ cả năm để sản xuất 3 vụ lúa (thêm vụ thu đông) tăng nhanh, nhiều nhất ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã gây tác động không tích cực của dòng chảy lũ, nước ngầm và môi trường. Riêng tại tiểu vùng Bắc Vĩnh An (An Giang) hiện qui hoạch chưa rõ, nhất là tại khu vực huyện An Phú . Khu vực Chợ Mới tuy đã được kiểm soát lũ cả năm song hệ thống công trình chưa đồng bộ, khép kín nên chưa chủ động trong việc kiểm soát lũ. Việc cấp nước cho phần lớn diện tích tại tiểu vùng chưa chủ động, người dân phải tự thực hiện bằng các loại máy bơm dầu nhỏ. Hàng năm, phía Tây kênh Bảy Xã thường xuyên bị lũ tràn, gây sạt lở bờ và bồi lắng nghiêm trọng hệ thống lòng sông và kênh các cấp, người dân phải bỏ ra hàng tỷ đồng để nạo vét, duy tu kênh, bờ kênh. Mật độ kênh cấp II trong tiểu vùng nhìn chung còn thấp, chưa đủ năng lực cấp, tiêu nước. Đường bộ nông thôn chưa bảo đảm yêu cầu đi lại trong mùa mưa lũ.” – Báo mới .com

Liệu các tinh hoa của Ta có định biến nơi đây như tiền nhân đã khai thác ép đồng bằng Bắc bộ, để nghìn năm đến hôm nay “ có hệ thống đê điều hoành tráng “ tiêu tốn bao nhiêu công lực để chống lại tự nhiên, mà hậu quả như lịch sử đã ghi những trận lụt kinh hoàng.
Các tinh hoa của Ta chớ duy ý trí mà hướng Dân lại khai thác ép châu thổ sông Cửu Long sẽ để lại hậu quả khôn lường cho dân Ta.
Hãy về châu thổ sông Cửu Long để thấy sự phá vỡ cơ cấu tự nhiên so với nó cách đây 30 năm, chớ vì thành tích tăng trưởng, lợi trước mắt mà để hậu quả khôn lường, đừng nóng với thiên nhiên, hỡi các tinh hoa, đã mua bằng để hóa Tinh hoa với cái đầu nóng chống lại thiên nhiên?
Thoại Sơn - qua ngày tận thế, tháng 12/2012.


29 thg 12, 2012

UỐNG CAFÉ NGƯỜI MÌNH SÀNH NHẤT QUẢ ĐẤT




Cách đây 40 năm đến ngã 5 Kiến An, Hải Phòng mua được cốc café nhâm nhi thật tuyệt làm sao, hương thơm của café ngào ngạt, nhất là vào mùa Đông tay như ôm lấy cốc để bàn tay được truyền hơi ấm, miệng nhấp từng ngụm nhỏ, mũi hít cho căng lồng ngực hưởng mùi café thơm ngào ngạt, nó có thể là “ma” nên tôi “túy” nó.
 
 
 
 Rồi vào Nam ra Bắc nghiện café lúc nào không hay, tôi có thể pha một phin uống nóng không sữa, đường, rồi cả cứ đổ nước sôi vào phin uống đến hết mùi, vị vẫn thấy ngon hơn chè, thế mới kỳ, thành ra khi đến quán nào uống café cũng đề nghị cho xem bột café và ngửi xem có đạt ý không. Họ pha không chảy, khuyên họ: phin phải tráng nước sôi, bột café phải dàn đều trong phin, ấn nhẹ lên miếng chặn, rót nhẹ ¼ lượng nước có thể chứa trong phin, để nước ngấm hết mới rót đủ nước vào phin thế mới không tắc, từng giọt cafe tí tách rơi như lòng ta đang đợi, đang chờ niềm vui đang từ từ đến phương Trời xa thẳm. Từng hạt bột café được ngấm hết, nước chảy xuống cốc đều đều rút hết tinh túy cafe cho ta hưởng nhâm nhi, túy đến vô cùng, nếu nơi uống đừng quá xô bồ.  Nếu bột café tốt sẽ cho ta một cốc café đầy hương vị ngào ngạt, làm ta tỉnh táo cả ngày, sẽ làm được nhiều việc hơn so với ta phải uống cốc café không pha đúng cách?
 Các quán café ở Hà Nội và Hải Phòng so với cả nước có thể ngon hơn. Gần đây Ta có nhiều kiểu uống  không hiểu thiên hạ có không?
Café ngồi, ở Hà Nội đất chật nên từ quán đến ghế ngồi bé tý, chỉ cócafé ngồi.
Không hiểu sao gần đây lại có café ôm, loại này cánh mày râu khoái lắm, mấy bà có hay, uống một cốc tốn gấp 5 đến 10 lần mà vẫn lui tới liền liền.
Lâu lại đến miền Tây Nam bộ, khoái vô cùng có café nằm võng, chắc rằng mai sẽ có café ru, món mới này chắc chỉ có ở miền Tây vì đất rộng, chứ café võng ru ở Hà Nội chắc một ly

 
giá hơn 500.000 VNĐ, nhưng có thể vẫn đắt hàng vì nghe đâu Hà Thành nhiều Tinh hoa tiêu tiền Mỹ như tiêu tiền Ta.
Làm liền ông khoái thật chỉ tội tốn tiền, làm liền bà vui thật vì có nhiều cách lấy hết tiền của liền ông.
 Ta vậy không hiểu Tây có giống Ta hông?

23 thg 12, 2012

THÁNH LÀ AI?



Cuối năm 2012, phía Bắc rét nhiệt xuống 14 độ, phía Nam nóng hơn 24 độ.
Vừa thoát khỏi ngày tận thế.

5604_christmas_giang_sinh_2012_2013_2014_2015_2016_25__fipp

Mừng giáng sinh, chúc bà con an lành, hạnh phúc. Ảnh B. Lập

Chị vợ tôi cải đạo mới đã vài năm, nay đang vượt rét để lo lễ thánh.
Người Ta đang và đã tin ở Thánh ban cho phước lành và nhiều thứ trong mơ.



Học sinh vùng cao phía Bắc trong mù Đông. Ảnh Mai Thanh Hải.

Nơi thờ các Thánh đang được tu sửa xây mới thật hoànhg tráng…quá sức Dân, lễ lạt giáo phái… đạo này đua mở to hơn phái kia, kẻ tu hành đang lợi dụng đạo lừa dân lành kiếm tiền của để vinh thân… còn dân thêm gánh nặng về kinh tài, tư tưởng… mong lên chốn an nhàn hơn cõi trần, có biết đâu họ đang đến chỗ cống nạp cho phường lừa lọc.
Chắc các Thánh xưa từ bi…thương dân lành, nay kẻ lợi dụng các Thánh dưới nhiều chiêu, làm chúng sinh thêm khổ… như gánh thêm “phí giao thông” trên đường đến cõi không ai trốn được.
Nghe nói trên thế gian quá nhiều đạo, nhiều thánh ban tiền, ban lành.. trừng trị kẻ trái ý Thánh..., có người mách chỉ thấy Thichcamauniphat nhận là Thầy, hướng cho người rũ bỏ Tham – Sân – Si, thế đã nhẹ quả lắm rồi, để đến miền cực lạc ngay trên thế gian này. Thế mà chị tôi cải đạo, đêm nay đi trong giá lạnh để tìm phước lành, đọc bao nhiêu cuốn kinh... để đến thiên đàng. Thế mới hay Dân Ta nhiều tư duy lạ hơn cùng loài,  nỗi ưu phiền sợ…, nói ra sợ sự đời rối thêm…
Rồi nhiều ông bà trên "giảng bục" phán buộc mọi người phải nghe, làm theo, chắc cũng muốn mình là Thánh, giữa thế giới thông tin và văn minh đa chiều, thế mới Thánh chứ?

17 thg 12, 2012

THU PHÍ GIAO THÔNG QUA GIÁ BÁN LỐP XE CÓ HAY KHÔNG?



Có một thời Ta thu phí giao thông đường bộ bằng thu gián tiếp qua giá xăng dầu: bất cập, chưa phù hợp.
Rồi sinh ra trạm thu phí giao thông đường bộ: cồng kềnh, đã sinh tiêu cực người vì tiền bị kỷ luật, bị giam cầm…, thất thoát nguồn thu ngân sách.
Dân mất tiền thêm nuôi bộ máy, tốn thời gian, của cải xã hội, tốn biết bao thứ vô hình cũng như hữu hình.
Các viện đâu, các tiến sĩ… đâu, bộ máy công quyền đồ sộ cỡ hơn nhiều nước đâu? có nghĩ ra cách thu phí giao thông đường bộ, tốn ít phí để Dân và Nước được lợi.
Đấu thầu quyền thu phí công khai, công bằng, liệu rằng: người và các phương tiện tham gia giao thông sẽ được hưởng sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn tại các trạm thu phí giao thông do các nhà thầu trúng thầu thực hiện. Có hay hơn thu phí giao thông đường bộ gián tiếp thông qua giá bán lốp xe, hoàn toàn triệt bỏ các trạm thu phí trên đường, các nước văn minh đã làm!
Vì đơn giản như nông phu nghĩ: Xe chạy được phải dùng xăng dầu, tải nặng tiêu nhiều xăng dầu, làm chất lượng đường bộ nhanh hỏng, lốp nhanh mòn, ắt phải mua lốp mới, thế mà thu phí qua sự này hay hơn các trạm thu phí kia tốn bộ máy, tốn thời gian dừng xe, tốn cán bộ vào tù vì tham ô tiền phí bằng mọi cách, quan đỡ phải nhận hối lộ qua món này, liệu có hay?
Các tinh hoa có nghĩ được cái mà dân đen Ta nghĩ và các dân văn minh đang làm, chẳng nhẽ quan Ta ngu như Dân nghĩ ư?

11 thg 12, 2012

CỨ NHƯ VẦY TA CÓ THỂ MẤT BIỂN ĐÔNG

Các bài liên quan:


Hồi Ký Trần Quang Cơ  (Goole)

 Tập đoàn bá quyền, bành trướng Trung Quốc ngày càng can thiệp sâu , phân hóa nội bộ Việt Nam. - Trần Quang Thành giới thiệu.


Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao - Ảnh hoangsa.org

Sau khi loạt bài Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của TS Nguyễn Hồng Thao (ảnh)
được đăng tải, Thanh Niên đã nhận được nhiều thư của bạn đọc bày tỏ mong muốn tìm hiểu thêm.
Thanh Niên đã phỏng vấn TS Nguyễn Hồng Thao về sự ra đời của công trình trên cũng như những vấn đề ở biển Đông hiện nay dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu.

Ông đánh giá như thế nào về những diễn biến mới trên biển Đông trong hơn 10 năm qua kể từ khi công trình này hoàn thành?

Sau nhiều năm, mặc dù đã có rất nhiều thay đổi, rất nhiều phức tạp, nhưng dòng chảy chính chủ đạo trên biển Đông vẫn là kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, giữ gìn an ninh, ổn định trên biển vì lợi ích của mỗi nước, của cộng đồng khu vực và quốc tế.

Trong 10 năm qua, đã có rất nhiều tranh chấp biển trong khu vực được giải quyết, trong đó VN và Malaysia là hai quốc gia đi đầu trong khu vực về việc áp dụng UNCLOS 1982 để giải quyết các tranh chấp biển. VN đã giải quyết thành công các tranh chấp biển với Thái Lan, Malaysia, Indonesia ở biển Đông và với Trung Quốc (TQ) trong vịnh Bắc Bộ.

Tác phẩm của tôi được giải thưởng có lẽ cũng nhờ tính tổng hợp, phân tích sự kiện và dự báo xu hướng phát triển của nó. Nhiều nghiên cứu, kiến nghị trong tác phẩm như áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến điều chỉnh trong vịnh Bắc Bộ, khả năng cần xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) đã được kiểm nghiệm trên thực tế. Tất nhiên tác phẩm chỉ là một ý kiến nhỏ nhoi trong rất nhiều ý kiến cùng chung ý tưởng về COC. Chúng đã được đưa ra vào thời điểm mà nhiều người cho rằng rất ít khả năng thành hiện thực. Mọi người đều biết lúc đầu có nước đã không đồng ý thảo luận bất cứ cái gì về COC.

Mặc dù được cho là không có nhiều bằng chứng xác đáng về chủ quyền ở biển Đông nhưng TQ lại có nhiều luận án, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được công bố ra quốc tế. Ông nhận định thế nào về thực tế này?

Đúng là nhìn về số lượng các tác phẩm, các bài viết trên các tạp chí nước ngoài, các luận án tiến sĩ, người TQ có nhiều hơn, song chất lượng các nghiên cứu công bố khoa học của các tác giả VN ngày càng cao, ngày càng được chú ý. Ví dụ như vấn đề về đường lưỡi bò, tại các hội thảo quốc tế, các học giả TQ thường không trả lời được chất vấn của các nhà khoa học quốc tế (không phải chỉ quốc tịch VN đâu). Các nhà khoa học quốc tế đồng tình với lập luận của VN. Khoa học cần có sự khách quan, trung thực chứ không cần vũ lực. Chẳng phải Galileo bị ép buộc bằng vũ lực, đe dọa nhưng cuối cùng vẫn nói: "Dù sao thì trái đất vẫn quay" đó sao.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng còn có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều khó khăn phải vượt qua để nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu của VN công bố ra quốc tế. Chúng ta cần nghiên cứu vấn đề một cách tổng thể, bài bản, chứ không chỉ riêng khía cạnh lịch sử. Mọi giải pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp đều là giải pháp tổng thể pháp lý chính trị chứ không phải lịch sử hay quân sự, kinh tế đơn thuần. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục lịch sử, giáo dục về lòng yêu nước thì việc trang bị kiến thức luật quốc tế trong các trường ĐH, viện nghiên cứu là rất quan trọng.

Chúng ta cũng cần làm tốt công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, phân loại, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu được tiếp xúc tư liệu một cách dễ dàng, tạo môi trường học thuật trao đổi khoa học. Cần khuyến khích những nhà nghiên cứu trẻ mạnh dạn viết bài cho các tạp chí luật quốc tế và luật biển trên thế giới. Vừa qua, anh Nguyễn Đăng Thắng, một nghiên cứu sinh trẻ đang theo học tại ĐH Cambrigde (Vương quốc Anh) đã cùng tôi hoàn thành một bài viết về "đường lưỡi bò" đăng trên một trong những tạp chí hàng đầu về luật biển là Ocean Development & International Law trong quý 3/2011.

Còn về những động thái của TQ, đặc biệt trong chuỗi các hoạt động mà TQ đã thực hiện từ nhiều năm qua trong việc biến các khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp?

Các hoạt động của TQ ở biển Đông ngay từ những năm 1990 đã được các nhà nghiên cứu quốc tế đặt tên là "chiến thuật gặm nhấm". Tôi thì thích dùng hình tượng "chiến thuật sóng biển" để khái quát hóa các động thái gần đây của TQ ở biển Đông hơn. Trước mỗi cơn bão, sóng biển xô bờ với bước sóng ngày càng ngắn và cao độ ngày càng lớn hơn. Sóng xô vào rồi rút ra. Bạn nghĩ an toàn rồi, chịu được thì cơn sóng khác lại ập đến to hơn, cao hơn. Bạn vượt qua quen dần, không phòng bị cho đến khi cơn bão quật đến.

Năm 1992 khi VN có phản ứng vụ Crestone
, TQ đã tạm dừng. Tới 1995, TQ quay sang Philippines ở Đá Vành Khăn. 1996 là vụ đường cơ sở ở Hoàng Sa. 1998, TQ đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá. Lo ngại dấy lên, các nước lên tiếng, TQ tạm thời dịu đi và ký DOC. Sau đó là Hiệp định khảo sát Trung - Phi (2004). Bị phản đối, họ lùi chấp nhận Thỏa thuận ba bên Trung - Phi - Việt (2005). Khi thỏa thuận này kết thúc 2008 thì 2009 TQ đưa đường lưỡi bò ra LHQ. Vừa qua là các vụ quấy nhiễu Philippines ở Bãi Cỏ Rong, cắt cáp tàu Bình Minh II và Viking 2 trên thềm lục địa VN. Khi bị phản đối dữ dội, Bản hướng dẫn thực thi DOC được ký nhưng sau đó lại là tàu sân bay và dàn khoan trên biển.

Mỗi lần TQ phô trương sức mạnh đều cố đạt một cái gì đó, tạo sự đã rồi và xoa dịu dư luận bằng một bước lùi nhẹ trước khi tiến một bước dài mới. Vì vậy, tình hình sẽ còn phức tạp nếu các nước ASEAN không đoàn kết, dư luận thế giới không đồng lòng ngăn chặn kịp thời các bước phiêu lưu đe dọa hòa bình ổn định ở biển Đông.

TQ từng đưa ra và hiện vẫn bảo lưu quan điểm gác tranh chấp cùng khai thác? Tuy nhiên quan điểm này dường như không được các bên liên quan đồng thuận. Xin ông phân tích, lý giải một vài vấn đề liên quan đến quan điểm này.

"Gác tranh chấp, cùng khai thác" được cho là sáng kiến của ông Đặng Tiểu Bình và lần đầu tiên được công khai năm 1991. Thực chất chủ trương đó là "Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác" nghĩa là chủ quyền trên biển Đông là thuộc TQ, hiện TQ chưa thu phục hết được thì tạm thời gác tranh chấp lại cùng nhau khai thác. Mô hình này cũng từng được áp dụng trong quan hệ Trung - Nhật ở biển Hoa Đông nhưng thất bại.

Một nhà nghiên cứu nước ngoài đã gọi chủ trương này là kiểu khai thác "vùng biển của TQ nằm trên thềm lục địa của nước khác", tức TQ chỉ chủ trương khai thác chung trên các vùng biển và thềm lục địa ven bờ thuộc chủ quyền của nước khác như Tư Chính, Bãi Cỏ Rong. Hoàng Sa cũng là khu vực tranh chấp nhưng TQ không bao giờ bàn tới "gác tranh chấp cùng khai thác" ở đây. Ngư dân VN vẫn bị bắt giữ xua đuổi ở ngay chính vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN.

"Gác tranh chấp, cùng khai thác" nhằm vào các khu vực gần bờ nước khác, lân cận với đường lưỡi bò là một cách để hiện thực hóa con đường này nếu chủ trương trên được chấp nhận. Điều đó lý giải vì sao các nước không thể chấp nhận. Hợp tác cùng phát triển là một giải pháp tạm thời có thể áp dụng ở những khu vực thực sự có tranh chấp, có phạm vi và cơ chế hợp tác rõ ràng, không ảnh hưởng tới vấn đề chủ quyền. Hợp tác cùng phát triển không phải là "gác tranh chấp, cùng khai thác".

Trong công trình nghiên cứu của mình, ông cũng đã nêu ra một số giải pháp cho vấn đề biển Đông. Đâu là yếu tố thuận lợi và thách thức cho việc biến các giải pháp này thành hiện thực?

Theo luật quốc tế, các bên có nhiều giải pháp giải quyết tranh chấp như đàm phán, trung gian, hòa giải, hợp tác cùng phát triển, tòa án quốc tế hay tòa án luật biển quốc tế hoặc bất kỳ một biện pháp nào khác mà các bên thỏa thuận. Cái chính là thiện chí của các bên tranh chấp. Muốn có thiện chí phải xây dựng được lòng tin.
Lập trường của VN được nêu từ năm 1995 là giữ nguyên trạng, không làm gì phức tạp thêm tình hình, đàm phán song phương với những vấn đề song phương, đàm phán đa phương với những tranh chấp liên quan đến nhiều bên, xây dựng COC như biện pháp xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Lập trường này được rất nhiều nước và tổ chức quốc tế ủng hộ. Đó là những yếu tố thuận lợi để biến các giải pháp này thành hiện thực.

Bên cạnh đó có những thách thức như sự cạnh tranh Mỹ - Trung, đường lưỡi bò, chủ nghĩa dân tộc, cơ chế kiểm soát và kiềm chế xung đột còn lỏng lẻo, chưa có một văn bản pháp lý mang tính ràng buộc cao, khả năng sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực làm cho các giải pháp chưa thể có hiệu quả, đòi hỏi các bên phải nỗ lực hơn nữa.

Xin cảm ơn tiến sĩ!

Tác phẩm Việt Nam và các tranh chấp biển trong biển Đông mà Thanh Niên lược đăng thời gian qua được khởi đầu từ luận án tiến sĩ luật quốc tế "VN đối mặt với việc mở rộng biển trong biển Đông" được nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Thao bảo vệ năm 1996 tại trường ĐH Paris I Panthéon-Sorbonne.

TS Nguyễn Hồng Thao nguyên là chiến sĩ hải quân, phục vụ trong Lữ đoàn 125 mà tiền thân là đoàn tàu không số trên biển Đông.
"Những chuyến đi biển gắn bó với Trường Sa trong những năm tháng khó khăn, sự hy sinh của đồng đội, những tấm gương quả cảm của những anh em cùng đơn vị như thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, người đã lái tàu 501 thuộc Lữ đoàn 125 lao lên đá ngầm Gaven hy sinh tàu để bảo vệ đảo, bảo vệ đồng đội, những tình cảm mà Đô đốc Giáp Văn Cương không ngại tuổi già cùng chúng tôi ra đảo, sâu sát từng chiến sĩ và đồng bào, đồng chí đã dành cho chúng tôi, những người lính bảo vệ và vận tải tiếp tế cho Trường Sa... là nguồn động lực lớn để tôi hoàn thành luận văn này với hơn 1.000 trang", TS Nguyễn Hồng Thao tâm sự.

BBC: Trung Quốc kêu gọi niềm tin ở Biển Đông giữa lúc Việt Nam giải tán biểu tình:


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh hy vọng các bên có tranh chấp ở Biển Ðông coi hòa bình và ổn định khu vực là một ưu tiên hàng đầu

Bắc Kinh kêu gọi các bên liên quan ở Biển Ðông nỗ lực thêm nữa để tăng cường lòng tin và sự hợp tác.

Tại một buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh hy vọng các bên có tranh chấp ở Biển Ðông coi hòa bình và ổn định khu vực là một ưu tiên hàng đầu.

Ông Hồng cũng kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Ðông nỗ lực hơn nữa nhằm tăng cường lòng tin và hợp tác song phương.

Phát biểu của ông Hồng được đưa ra sau khi một cuộc họp giữa 4 quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền ở Biển Ðông, được Philippines đề xuất tổ chức ở Manila trong tháng này, đã bị hoãn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói cũng biết về thông tin trên, và cho biết quan điểm rõ ràng và kiên định của Bắc Kinh là các vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Ðông nên được giải quyết thông qua tham vấn và đối thoại song phương.

Ông Hồng kêu gọi lòng tin giữa các nước tranh chấp lãnh hải ở Biển Ðông sau khi Việt Nam giải tán người biểu tình chống Trung Quốc và bắt giữ hơn 20 người hôm 9/12.

Dù báo chí Việt Nam không đưa tin về cuộc biểu tình này, truyền thông xã hội ở trong nước tràn ngập các thông tin về những cuộc xuống đường ở Hà Nội và TPHCM.
Mục đích là đi biểu tình chống các hành vi gây hấn và các chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Ðông
Một đoạn thu âm dài 30 phút được cho là giữa một nhân viên công quyền và phóng viên Đoan Trang, người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình vừa qua, đã được phổ biến trên mạng Internet.

Trong cuộc đối đáp này, người công an nói rằng ông không muốn ‘làm những việc này đâu, nhưng mà lãnh đạo phân công thì phải đi làm’.

Phóng viên Đoan Trang nói cô biểu tình ‘chống bá quyền Trung Quốc, chứ còn nhân dân (Trung Quốc) thì không ai chống làm gì’.

Cô Đoan Trang nói: ‘Mục đích là đi biểu tình chống các hành vi gây hấn và các chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Ðông’.

Trong cuộc tuần hành vừa qua, những người biểu tình đã mang biểu ngữ và hô to nhiều khẩu hiệu như: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” hay “Trung Quốc hãy ngưng sát hại các ngư dân vô tội.”


Cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội tối 9/12 đăng tin tựa đề "Giải tán vụ việc tập trung đông người, tuần hành trái pháp luật, gây mất trật tự công cộng tại Hà Nội".
·                                 Truyền thông VN im lặng về biểu tình
·                                 Hình ảnh biểu tình sáng 9/12 tại Hà Nội
·                                 Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam
Bàn tin không hề nhắc tới hai chữ biểu tình, nhưng cho biết: "Khoảng 9h00 ngày 9/12, một số công dân đã tập trung tại khu vực vỉa hè đường Tràng Tiền, trước Nhà Hát lớn TP (quận Hoàn Kiếm), căng băng rôn, hô khẩu hiệu, gây mất an ninh trật tự".
Hà Nội Mới nói đây là hành vi vi phạm Nghị định 38/2005/NĐ-CP và Thông báo của UBND TP về việc về việc bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
"Mặc dù các lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhưng số công dân trên không chấp hành mà tiếp tục tuần hành trên một số tuyến phố Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, cố tình gây mất an ninh trật tự."
Tờ báo cũng nói đã có việc cưỡng chế, đưa một số công dân về Trung tâm lưu trú Lộc Hà "để phân loại, xử lý theo quy định của pháp luật".
Tối cùng ngày, trong chương trình thời sự 18:30, Truyền hình Hà Nội có tin không hình về "một nhóm người tụ tập trái phép trước Nhà Hát lớn gây mất trật tự công cộng".
Báo An ninh Thủ đô, của Công an TP Hà Nội, thì chạy bản tin giống hoàn toàn tin của báo Hà Nội Mới.

Phê phán biểu tình

Trong khi đó, báo chí phát hành toàn quốc không đả động gì tới hoạt động thu hút sự tham gia của hàng trăm người ở cả Hà Nội và TP HCM.
Các cơ quan truyền thông của Thủ đô dường như luôn đi đầu trong việc công kích những người biểu tình.
Trong đợt tuần hành chống Trung Quốc mùa hè năm ngoái, Hà Nội Mới và Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội đã có nhiều tin bài chỉ trích điều mà họ gọi là "quấy rối an ninh trật tự" trên địa bàn thành phố.
Những người biểu tình bị phân loại thành "một số người nhẹ dạ, cả tin, không biết mình đang bị lợi dụng", còn một số khác thì "có mưu đồ "phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng và Nhà nước ta, làm suy yếu để đi đến lật đổ chế độ".

'Trắng trợn, ngang tàng'

Ông Huỳnh Tấn Mẫm cũng giải thích ông tham gia kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc do rất bức xúc trước âm mưu "thâm độc và lâu dài" muốn chiếm biển Đông, và việc nhà nước Trung Quốc làm người dân "hiểu lầm" rằng, Hoàng Sa Trường Sa là của người Trung Quốc.
Ông nói: "Trung Quốc trước đây từng là bạn của Việt Nam, từng cứu trợ Việt Nam, thế mà bây giờ quay lưng lại, muốn đi chiếm Biển Đông.
"Nếu như mà Đảng và Nhà nước tuyên bố chống thì đó cũng chỉ là Đảng và Nhà nước thôi, còn nhân dân phải được quyền nói lên tiếng nói của người ta chứ."

Ông Huỳnh Tấn Mẫm tham gia biểu tình hôm 9/12

Ông Huỳnh Tấn Mẫm, một trong những người tham gia biểu tình ở tp Hồ Chí Minh hôm 9/12

"Chúng tôi cho đây là hành động trắng trợn, ngang tàng, bất chấp dư luận trong nước và thế giới.
"Vậy thì tại sao nhà cầm quyền Việt Nam không cho biểu tình mà lại coi chuyện đó là của Đảng và Nhà nước, mà không phải là chuyện của dân?
"Theo ý kiến một số người nói biểu tình là vô bổ, không có ích lợi gì cả, nhưng nói thế là không đúng, vì nếu như mà Đảng và Nhà nước tuyên bố chống thì đó cũng chỉ là Đảng và Nhà nước thôi, còn nhân dân phải được quyền nói lên tiếng nói của người ta chứ.
"Và tiếng nói đó là góp phần ủng hộ cho đấu tranh của dân tộc, thì không có lý do gì ngăn cản cả."

Xưa và nay

Ông Huỳnh Tấn Mẫm cho biết, phong trào đấu tranh ở Sài Gòn trước đây thì ngoài sự ủng hộ của khoảng 200.000 sinh viên còn được đông đảo các thành phần khác tham gia, nhất là thành phần lao động buôn bán.
Ông nói cuộc đấu tranh đã trở thành "mặt trận rất rộng lớn".
Bình luận về biểu tình ngày 9/12 mà ông tham gia, cựu lãnh đạo sinh viên nói:
"Cuộc biểu tình lần này một phần là do các chốt chặn, barrier của cảnh sát nên nhân dân người ta đến cũng giới hạn, không đông, nghe chừng khoảng 500 người.
"Còn những cuộc biểu tình lần trước thì đông lắm. Nhưng gần đây chính quyền cũng có những biện pháp khá mạnh hơn nên quần chúng cũng e dè trong chuyện tham gia đấu tranh.
"Tôi đi được là vì tôi thức sớm lắm, tôi đi từ sớm lắm, chứ còn những người khác thì từ 6, 7 giờ sáng đã có hàng chục công an đứng trước nhà thì làm sao người ta đi biểu tình được."

'Chưa được biểu tình'

Khi được hỏi về việc có thể người dân tham gia biểu tình ít hơn vì lo cho bản thân mình hơn, ông Mẫm trả lời:
"Cũng có cái đó, cũng đúng.
"Bởi vì bản thân người ta cũng có nhiều cái bức xúc nhưng người ta cũng chưa thấy là cái bức xúc trước mắt.
"Bởi vì chẳng hạn như Biển Đông, nó ngoài biển, người ta chưa thấy được cuộc chiến nó vào trong đất liền."
Ông Mẫm nói trong lần tiếp xúc với chính quyền mới đây, ông được nghe giải thích rằng "cuộc biểu tình nào cũng có xô xát, mà xô xát thì dễ có sự lợi dụng để mà chuyển hướng sang tình hình khác, đó là điều tệ hại [nên chính quyền] không đồng ý.

Ông Mẫm đã tới được nơi biểu tình hôm 9/12 vì đi rất sớm
"Thứ hai [chính quyền nói] là biểu tình trong Hiến pháp thì có, nhưng luật biểu tình thì chưa có.
"Tất nhiên là chúng tôi hỏi lại là tại sao mấy chục năm rồi mà chưa có luật biểu tình? Và nếu sợ bị lợi dụng thì chúng tôi chịu trách nhiệm cho các cuộc biểu tình đó, các ông nghĩ sao?"
"Thì cuối cùng cũng chỉ được nghe một câu là bây giờ chưa được phép biểu tình.
"Cái đó vẫn chưa có thuyết phục được, nên cuộc biểu tình sáng nay do chúng tôi tổ chức là ngoài phép của Ủy ban Nhân dân thành phố.
"Thì cuộc biểu tình đó cũng bị ngăn chặn, nhưng ngăn chặn sáng nay cũng không căng thẳng như những lần trước," ông Mẫm nói.
Mặc dù vậy Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam và thành viên ban tư vấn cho hai Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã có Bấmtuyên bố mạnh mẽ phản đối điều mà ông gọi là "hành động trấn áp thô bạo của Công An và Chính quyền phường Tân Phong, Quận 7, TPHCM".
Công an đã buộc ông phải về trụ sở chính quyền và nhốt ông lại trong phòng trước khi áp giải ông về nhà.
Một số người biểu tình có vẻ cho rằng chính quyền đuối lý và lấy vũ lực để cân bằng lại khi ngăn cản người dân biểu tình.

Trung Quốc vừa đưa ra yêu cầu phía Việt Nam đảm bảo an toàn cho người dân Trung Quốc và tôn trọng luật trên biển Đông trong cuộc họp báo ngày 10/12 tại Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi nói, "Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với vùng đảo và vùng lãnh hải trên biển Đông. Không nên cổ động, khuyến khích bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng và phức tạp hóa tranh chấp."
Hai cuộc biểu tình ngày 9/12 ở Hà Nội và TP. HCM có sự tham gia của hàng trăm người, cho dù bị giải tán một cách nhanh chóng.

 

Tướng Lê Văn Cương: Việt Nam đã 5 lần bị 'bán đứng'


Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an vạch rõ Việt Nam đã 5 lần bị 'bán đứng'. Do bản tính bành trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, Trung Quốc không có đồng minh.

Tháng 6 vừa rồi, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển. Trên hành tinh này, thử hỏi Trung Quốc xem có quốc gia ven biển nào không có Luật Biển không? Trung Quốc không có Luật Biển thì họ có bảy đạo luật khác để chi phối, bảo vệ chủ quyền trên biển: Luật Hàng hải, Luật Đường cơ sở, Luật Hải dương... Giờ Việt Nam làm Luật Biển cũng giống như nhà có vườn, người ta phải rào chứ” - Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.
Hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh
.Phóng viên:Trong thời gian căng thẳng vừa qua, báo chí Trung Quốc đã đưa những thông tin rất sai lệch về Việt Nam. Dường như họ đang cố dùng bộ máy truyền thông do nhà nước kiểm soát để kích động dân chúng của họ?
+ Thiếu tướngLê Văn Cương: Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu - một ấn phẩm của nhật báo Nhân Dân - kêu gọi phát động chiến tranh, chỉ có đánh Việt Nam mới giải quyết được vấn đề biển Đông, rằng trên thế giới này duy nhất Việt Nam là nước đi xâm lược, là hung hăng nhất, hiếu chiến nhất. Họ vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối nhân dân họ, lừa dối quân đội họ và lừa dối cả thế giới.

Trong gần 3 triệu quân nhân, sĩ quan, binh lính Trung Quốc, tôi tin tưởng tuyệt đại đa số không muốn gây hấn. Họ cũng muốn giao hảo. Ngay cả 1,3 tỉ người dân Trung Quốc cũng là người tốt, nhân hậu lắm, họ muốn bang giao, còn chuyện gây chiến họ không được gì cả. Họ là những con bài bị thí, bị lừa dối. Ngay cả hơn 20 ủy viên Bộ Chính trị, mấy trăm ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải ai cũng muốn gây chiến, chỉ là số nhỏ thôi.

Trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam cũng vậy, truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc, nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược. Đến giờ phút này, số người hiểu thực chất bản chất cuộc chiến chỉ có 1%.
Hôm 17-8 vừa rồi, khi nói chuyện với các nguyên thủ các quốc gia châu Phi tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có nói rằng: Chúng ta kiên quyết phản đối nước giàu lấn lướt nước nghèo, kiên quyết phản đối nước lớn đàn áp nước nhỏ. Nói hay như thế nhưng làm thì ngược lại.
. Cũng đã từng có nhiều người nói về việc hệ thống truyền thông Trung Quốc đưa thông tin sai lệch, “làm hỏng dân”...
+ Chuyện lừa dối của họ là truyền thống, từ thời Đông Chu liệt quốc đến giờ. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Đến giờ phút này, truyền thông Trung Quốc là hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của giới chóp bu. Về khoản này, Mỹ thua Trung Quốc.
Hồi năm 1979, Trung Quốc xâm lược ban ngày ban mặt chứ có phải buổi tối đâu. Nhưng cứ đến kỷ niệm năm chẵn, báo chí Trung Quốc tung ra trung bình khoảng 700-800 bài báo kéo tít gần như nhau: Chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược; cuộc phản công chiến lược thắng lợi...
Sẵn sàng dùng thủ đoạn tàn bạo
. Chúng ta vẫn thường nhắc đến chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về độ phổ biến của chủ nghĩa bành trướng trên thế giới?
+ Về mặt khoa học, phàm các dân tộc lớn, nước lớn, đều có nhân tố bành trướng chứ không phải chỉ có Trung Quốc. Mỹ, Nga, Đức, Nhật, Ấn Độ đều như vậy. Đó là đặc điểm có tính phổ biến, như là người giàu, lớn, khỏe thì hay xem thường kẻ nghèo hèn. Một con người cũng thế, một cộng đồng cũng thế mà một dân tộc cũng thế.
Cho nên diễn biến hòa bình không phải chỉ có Mỹ. Tất nhiên gốc tích của diễn biến hòa bình thời hiện đại là từ Mỹ nhưng những thủ đoạn tác động vào các nước khác để đảm bảo có một chính quyền ở đó theo ý mình thì Trung Quốc là cha đẻ, là bậc thầy của thế giới. Cách đây 2.600 năm, chính ông Quản Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, là người đẻ ra diễn biến hòa bình với các thủ đoạn chia rẽ nội bộ, lũng đoạn kinh tế, khoét sâu mâu thuẫn, đưa thông tin vu khống để vua bạc đãi người trung thực, xung quanh nhà vua chỉ còn những loại nịnh thần, ngu dốt thôi. Từ đó đất nước họ suy yếu, ông ta thâu tóm năm nước xung quanh chỉ trong vài năm. Người Mỹ chỉ học mót người Trung Quốc về khoản này.
.Vậy chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc có gì khác biệt dẫn đến việc họ bị thế giới ghét bỏ như ông vừa đề cập?
+ Trung Quốc có hai điểm đặc biệt. Một là máu bành trướng của họ dữ dội, quyết liệt hơn các nước khác.
Hai là về mặt thủ đoạn, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bất kể tính chất. Người Mỹ, Nhật, EU không bao giờ làm cái trò cho người sang xui nông dân Việt Nam trộn bùn vào chè, đưa về Trung Quốc quay lên truyền hình, chụp ảnh cho cả thế giới xem; họ cũng không bao giờ mua móng trâu, mua rễ quế, mua đỉa, tuồn hàng chất lượng kém, có chất độc sang Việt Nam. Cho nên cả thế giới chăm chăm cảnh giác Trung Quốc. Họ là một cường quốc không có đồng minh.
Khi nào Trung Quốc dùng vũ lực?
.Nghiên cứu các cuộc xung đột vũ trang của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay, ông đánh giá thế nào về những yếu tố dẫn các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến việc giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế bằng vũ lực?
+ Nó là hợp lưu cộng hưởng của hai dòng: Dòng bành trướng và dòng phục vụ cho lợi ích trước mắt. Cuộc chiến tranh năm 1969 với Liên Xô chính là vật tế thần để họ chứng tỏ với Mỹ rằng tôi không liên kết với Liên Xô. Đến tháng 2-1979, họ biến Việt Nam thành vật tế thần, một lần nữa chứng minh cho Mỹ thấy họ không đồng minh gì với Việt Nam cả. Trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn đến Washington, đội mũ cao bồi, nói với Tổng thống Mỹ Carter rằng: “Chúng tôi là NATO phương Đông”. Việt Nam thành vật tế thần để Trung Quốc mua bán với Mỹ.
Suốt từ năm 1979 đến năm 1991, Trung Quốc câu kết với Mỹ và phản động quốc tế bóp nghẹt Việt Nam, bao vây cấm vận Việt Nam. Lịch sử Việt Nam lùi mất 30 năm. Đó là một thời kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam, khi tất cả mọi lối ra thế giới đều bị Trung Quốc và Mỹ bịt hết.
Bành trướng là chiến lược lâu dài của họ nhưng khi cần sử dụng vũ lực để giải quyết lợi ích trước mắt và phù hợp với chiến lược đó, họ sẵn sàng.

5 lần 'bán đứng' Việt Nam
.Chuyện nước lớn, với tư tưởng bành trướng, thỏa thuận với nhau trên lưng nước nhỏ, đã từng xảy ra nhiều trên thế giới. Trong quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác thì sao, thưa ông?
+ Tôi cho là Việt Nam từng năm lần bị bán đứng.
Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy.
Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam.
Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh.
Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng.
Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên lưng mình.
Tất cả những chuyện tranh chấp của Trung Quốc với nước khác, từ xưa đến nay, không có cuộc tranh chấp nào mà Trung Quốc có lý cả. Cuộc chiến năm 1962 với Ấn Độ, họ chiếm của Ấn Độ mấy chục ngàn cây số vuông, không có lý nào cả.
Quan hệ với Nhật Bản, Philippines cũng vậy, không có lý nào. Tôi thống kê có 15 cuốn sách, 20 bản đồ cổ khẳng định cực nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam thôi.
Theo Pháp luật TPHCM
Theo tôi:

TÀU DÙNG CHIẾN THUẬT BIỂN TÀU, BIỂN NGƯỜI VÂY, CHIẾM QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA?


Chiều 1-8, hãng thông tấn của Trung Quốc là Tân Hoa Xã chính thức dẫn lời giới chức hàng hải tỉnh Hải Nam thông báo rằng, gần 9.000 tàu cá đã "sẵn sàng" xuôi xuống Biển Đông vì lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa đã chấm dứt cùng ngày - Ngày 01/08/2012 | 17:04:00 - Vietnam+
Bạn tôi vốn là dân chài rồi thành lính hải quân của ta đưa ra cách mà Tàu sẽ chiến quần đảo Trường Sa là: CHIẾN THUẬT BIỂN TÀU: ...? và Chiến thuật biển người

Giả dụ Ta giữ 30 đảo của quần đảo Trường Sa.
Tàu: dùng gần 9.000 tàu cá đã "sẵn sàng" xuôi xuống Biển Đông vì lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa đã chấm dứt cùng ngày - Ngày 01/08/2012 | 17:04:00- Vietnam+, giả đánh cá ở quần đảo Trường Sa áp sát neo đậu xung quanh 30 đảo của Ta thì 9000 tàu: 30 đảo = 300 tàu neo sát vây 1 đảo của Ta - BIỂN TÀU, không có bất cứ hành động vũ lực nào.
Ta: xử lý việc trên.
Xua đuổi.
Tàu: công bố đây là vùng biển Nam Sa của Tàu, nên có chủ quyền, với biển thuyền 300 tàu x 30 người/ 1tàu = 9000 người/ 1 đảo - là biển người. (Chiến thuật biển người: một chiến thuật quân sự mà bên dùng số lượng áp đảo về người tấn công ào ạt đánh giáp lá cà, chấp nhận thương vong ban đầu, nhưng khiến đối phương sợ hãi mà bại, vì súng bắn đỏ nòng nhưng không thể giết hết được quân của đối phương.)
Ta:  không thể xua được.
Tàu: dùng dân ngư tay không tiến lên đảo.
Ta: dùng bộ đội ngăn không cho họ lên đảo.
Tàu: dùng 900 người/ 1 đảo - là biển người 
Ta: bộ đội ta không thể ngăn họ lên đảo.
Tàu: dân ngư tay không tràn đầy đảo.
Ta: dùng hỏa lực họ tay không vẫn tràn đầy đảo (nếu đảo nhỏ mỗi người chỉ đứng một chân).
Tàu loa: Ta bắn người Tàu trên đảo của Tàu và “cực lực lên án Ta dùng vũ lực giết hại ngư dân Tàu trên vùng biển Nam Sa của Tàu”
Họ có thể chết… người không sao,  họ đã chiếm quần đảo Trường Sa của ta không cần súng...
Lại như quần đảo Hoàng Sa, như ngư dân ta bị bắt, bị đánh… ta lại: cực lực lên án hành động của Tàu trên biển Đông của Ta.
Nếu như kịch của bạn tôi thì quần đảo Trường Sa của Ta lại như quần đảo Hoàng Sa của Ta năm nào, nhưng Tàu không cần tàu to súng lớn như năm 1974.
Ông bạn tôi phán như đùa, ôi cái nỗi lo của bác nông dân về quần đảo Trường Sa.
 Liệu có ai nghĩ vậy?

Không hiểu các Viện, các tinh hoa của Ta có nghĩ: Tàu chiếm Trường Sa, hay họ nghĩ như Tự Đức và tinh hoa cuối thế kỷ XIX về quân Pháp. 

Chuyện đùa hay họ đang: 9000 tàu cá Trung Quốc trưa 1/8 đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép. - Thứ tư 01/08/2012 09:18 - (GDVN).
Lượm vài ý của mấy bác nhà nông, mấy ông giãy chết BBC… thì:

CỨ NHƯ VẦY TẦU KHÔNG CẦN CHIẾN TA CÓ THỂ MẤT BIỂN ĐÔNG