28 thg 11, 2012

SINH NHẬT VÀ HƯU



Tra lịch Vạn niên thấy ngày sinh của mình trong vài giây có đủ các thông tin- văn minh thật thời đại Vi tính, xưa các Thầy tính hàng giờ mới ra:




Đại tuyết
Đê
Nguy
Thành
Nhâm Tý


Sinh nhật mình năm 2012:





Tiểu tuyết
Đẩu
Tỉnh
Mãn
Tân Hợi
2456268

Thật Tuyệt, Hay đời Ta bởi tạo hóa: Ta Sinh là Thành, Ta Hưu là Mãn nên đừng tham nữa hỡi các bạn sắp và đã Hưu!

Năm Nhâm Thìn theo lịch can Chi không thấy ngày C. Thân trong tháng T.Hợi.
Lấy theo ngày số thì ngày sinh năm nay Ta có các thông tin Can Chi: Giờ Tân Mão, ngày Tân Sửu, tháng Tân Hợi, năm Nhâm Thìn.
Ba chữ Tân sinh một chữ Nhâm, thấy Mừng đời Ta sang trang mới báo điều hay, Ta khống chế được hoàn cảnh, hay. Nhưng ông Tân Mão cứ kích Ta phải làm một việc gì nữa cho đời nữa thế mới kỳ?
Luận theo Can Chi hay Tử Vi thấy đời có quy luật do Tạo Hóa sắp bày, hay lắm các bạn trẻ! Hãy nghiên nó để áp dụng cho đời đỡ bẽ bàng?
Cha tôi sinh năm Bính Dần (1926), mẹ tôi sinh năm Mậu Thìn (1928), cả hai đều là nông dân lao động hết mình, yêu thương con cháu và đồng loại, dù không giàu của cải nhưng rất giàu tình thương và hay chia sẻ vật chất với người nghèo. Ngày này càng thương, nhớ, biết ơn đấng SINH THÀNH không sao tả xiết
Nhớ về ngày mình sinh, nay đã gần 60 tuổi càng nhớ ơn bậc sinh thành, tổ tiên họ Nguyễn Công – Trà Phương, Càn Khôn vĩ đại. Nghĩ đến Vũ Trụ thì đừng phân biệt sắc tộc vì chúng ta là Người nên phải biết đến sự yêu thương và bình đẳng trong Vũ Trụ.
Hưu chữ tượng hình  ấy là lúc người phải dựa vào cây, hay là phải chống gậy nhiều cách suy, nên để thiên hạ luận?
Nhiều bạn lo, buồn vì về hưu, cũng là nỗi niềm thèm cống hiến đến hơi thở cuối cùng…., thèm lộc vì  chữ quan ấy có: ô dù- mồn nói - mồn ăn đục khoét của Dân…kẻ bất tài lại ham chữ quan, sợ  hưu mất: ô dù- mồn nói - mồn ăn đục khoét của Dân .
 Nhục là rốt không chịu từ Quan, mặc cho Dân chửi, Dân khinh… thế mới kỳ ở xứ Ta.
Nhục bất tài lại cứ muốn, chạy… làm quan…xứ Ta nó thế?
 Khi ta sinh, ông, bà, cha, mẹ cô, gì… nuôi dạy, chịu và bị sự quản lý như một cái vòng vô hình, mà hữu hình và có có cả cái roi trên chữ Tử mới thành Sĩ hóa ra con có hiếu thật hay cho ý của người xưa.
Lớn học làm công chức chịu sự quản lý của tổ chức, của Đảng thêm hai cái vòng.
Thấy gái hay, tán…ôm về làm vợ, thêm một cái vòng, cái vòng này nó mở, nó thít… rất thích nhưng rất khủng đó nghe.
Nay bố mẹ quy tiên nên một vòng được tháo, hưu tháo được hai, ba vòng, thật là sướng hơn là đeo nhiều vòng vào cổ?
Còn một vòng là vợ, vẫn chơi, có khi lại kiêm nhiệm hay lạm dụng tín nhiệm lấy cái vòng của cha mẹ khoác vào mình thế mới kỳ cho các bà vợ ở xứ Ta.
Thôi hưu rồi hãy lánh xa các loại vòng vành để cho Ta tự do sống và suy ngẫm sự đời chỉ nên thân với các cháu thơ ngây cho tâm hồn trẻ lại, giảm thân với vợ, con, bạn … vì đấy là bọn khôn hơn Ta, hơi khó chơi và bọn ấy cứ thích Ta nằm trong vòng hữu hình, vô hình của họ.
Chào một phần nhân loại, Ta ngao du cùng Tự Nhiên cho đời Ta thực là Ta chớ tham quyền cố vị mà tổn thọ, người đời cười chê. Còn một chút sinh lực nào nếu có thể cống hiến cho đời hãy âm thầm, êm ấm chớ ầm ào như ngày còn ngây ngô, đã bị lắm kẻ lừa. 
Hỡi các bạn đã cầm chữ Hưu.

ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO?


Tạp chí Xưa & Nay Số 415 tháng 11/2012
YẾU TỐ NIỀM TIN VÀO THỰC THỂ TÂM LINH(TYLOR 1871) HAY CÁC YẾU TỐ GIÁO HỘI VÀ GIÁO LÝ (ĐẶNG NGHIÊM VẠN 2001) TRONG ĐỊNH NGHĨA VỀ TÔN GIÁO LẠI DƯỜNG NHƯ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO. KHÔNG CHỈ LÀ TƯ LIỆU THỰC ĐỊA GÓP PHẦN XEM XÉT LẠI CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TÔN GIÁO CỦA PHƯƠNG TÂY CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG NGHIÊN CỨU KITÔ GIÁO, THỰC HÀNH PHẬT GIÁO CÒN GÓP PHẦN ĐƯA RA MỘT CÁCH NHÌN MỚI TRONG ĐỊNH NGHĨA VỀ TÔN GIÁO (KEYES 2006) (1). XƯA NAY XIN GIỚI THIỆU BÀI VIẾT CỦA MỘT NGƯỜI TRONG CUỘC VỀ VẤN ĐỀ NÀY. THƯỢNG TOẠ THÍCH HUỆ ĐĂNG HIỆN LÀ ỦY VIÊN BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG VÀ LÀ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO HÀ NỘI.
Câu hỏi này ở đầu cửa miệng của nhiều người, nhất là nhửng người Mác xít mà tôi được quen biết. Tôi nghĩ rằng câu trả lời có hay không, phải hay không phải, tuỳ thuộc vào vấn đề chúng ta hiểu từ ngữ “tôn giáo”, một từ ngữ gốc Phương Tây (reli­gion),như thế nào?
Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata), tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
Đạo Phật xa lạ với mọi ý niệm vê một Thượng Đế cá nhân đẩy quyền năng vô hạn. Đức Phật đến với loài người như một Con Người giản dị nhưng hoàn thiện, một con người đã được giác ngộ và giải thoát, và chỉ bày cho con người con đường giác ngộ và giải thoát. Cũng vì đức Phật không tự cho mình một quy chế Thượng đế hay một thần linh tôi thượng, cho nên các tôn giáo thần quyền thường đánh giá đạo Phật là đạo vô thần(atheistic). Phật thường khuyên bảo học trò không nên tin lời Phật vì lòng kính trọng đối với Ngài, mà vì lời dạy của Phật đúng đắn, dẫn con người đến giác ngộ và giải thoát. Lời dạy của Phật không được xem như giáo điều, tuyệt đối phải tin tưởng. Lời dạy của Phật phải được chúng ta kiểm nghiệm qua cuộc sông thực tiễn như là người thợ vàng thử vàng vậy. Phật thường dạy học trò rằng một điều dù đúng hay sai không phải là do quyền uy của vị đạo sư nói ra, hay được ghi trong sách thánh như là thần khải. Đối với Phật, quyền uy và thần khải không phải là tiêu chuẩn của chân lý. Đối với đạo Phật tiêu chuẩn của chân lý là lý trí và sự kiểm nghiệm của cuộc sống. Khẳng định như vậy để nói rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo, nếu tôn giáo nghĩa là chấp nhận giáo điều, là tự biện thần học, gọi là để tìm ra chân lý trong từng câu từng chữ của sách thánh, là niềm lo sợ đối với cái thiêng liêng và siêu nhiên, là sự gửi gắm cả cuộc đời mình cho thần linh hay Thượng đế… Nếu tôn giáo là như vậy, thì đạo Phật sẽ không Phải là tôn giáo, mà đúng hơn là một hệ thông triết lý và đạo đức dẫn con người tới cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ.
Nhưng nếu tôn giáo là một cái gì đó tạo cảm hứng cho con người hướng tới một cuộc sống tốt đẹp nhất, cao cả nhất, thúc đẩy con người tự hoàn thiện mình bằng một nỗ lực đạo đức không ngừng, nếu tôn giáo nâng bổng con người, vượt lên những nhu cầu vật chất tầm thường của cuộc sống, thì đạo Phật là tôn giáo như vậy. Mà lạ lùng thay, một tôn giáo như đạo Phật, không công nhận có linh hồn bất tử, cũng không công nhận có thượng đế tạo thế, ấy thế mà từ khi ra đời ở Ấn Độ cách đây hơn 2.500 năm, nó đã làm chấn động tận gốc rễ xã hội đẳng cấp lâu đời, buộc tất cả mọi tôn giáo và triết phái truyền thông phải xét lại cơ sở giáo lý của mình. Và sau khi nó vượt qua biên giới, nó trở thành một tôn giáo thế giới, nó đã chinh phục trái tim và khối óc của hàng triệu người. Ngày nay cũng vậy trong khi các tôn giáo truyền thông và thần quyền đang chịu đựng những thử thách lớn, đối diện với tiến bộ của khoa học như vũ bão, thì đạo Phật vẫn đứng vững như bàn thạch. Đạo Phật mở con đường du nhập của mình vào ngay trong lòng những nước đứng đầu trên thế giới về khoa học và công nghệ, như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,…
Không phải vì là Phật tử mà chúng ta ca ngợi đạo Phật. Chính các nhà khoa học lớn, có tiếng tăm ca ngợi đạo Phật. Có thể trích ra đây lời nhận xét của nhà bác học Albert Einstein đối với đạo Phật: “Tôn giáo trong tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ, nó phải siêu việt hơn một Thượng đế cá nhân, tránh giáo điều và thần học; bao quát cả hai mặt tự nhiên và tâm linh. Nó phải dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ sự thực nghiệm của mọi sự vật, tự nhiên và tâm linh, được quan niệm như một thể thống nhất có ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng một mô tả như vậy. Nếu có một tôn giáo thỏa mãn được yêu cầu của khoa học hiện đại, thì tôn giáo đó là đạo Phật”(2). Để chứng minh nhận xét của tôi về sự thành công của đạo Phật tại các nước công nghiệp phương Tây, cho phép tôi đưa ra một trích dẫn nữa, lần này là của một nhà nghiên cứu tôn giáo người Pháp trong một bài đăng trong một đặc san nghiên cứu các tôn giáo của tờ Thế giới ngoại giao số tháng 11 và 12/1999: “Phật giáo chủ yếu là tôn giáo hiện đại: dành cho cá nhân, không giáo điều đạo đức, kết hợp thân với tâm. Phật giáo có tất cả cơ may để phát triển ở phương Tây, vì nó không đề xuất một sự cứu rỗi, xuất phát từ một thần linh bên ngoài, mà là một phương pháp thực tiễn để thoát khỏi đau khổ và đạt tới hạnh phúc, ngay tại thế giới này”(3).
Phật giáo không có một tổ chức tăng đoàn chặt chẽ, theo kiểu các tôn giáo thần quyền phương Tây. Vì sao? Vì tinh thần dân chủ và bình đẳng trong đạo Phật không cho phép có một tổ chức chặt chẽ như vậy. Không phải trong thòi kỳ Phật giáo bộ phái ở Ấn Độ, mà ngay cả ở Trung Hoa, Nhật Bản, tổ chức Phật giáo vẫn bao gồm nhiều giáo phái và hệ phái khác nhau, với những chùa chiền, tu viện, và thiết chế giáo dục, của riêng các giáo phái và hệ phái đó. Ở Việt Nam tuy có một giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981, thế nhưng hiến chương của giáo hội tôn trọng sự tồn tại trong phạm vi giáo hội của những giáo phái và hệ phái khác nhau, như Phật giáo Nam tông, hệ phái Khất sĩ, Phật giáo Khơ-me,…
Ngày xưa, khi Thiên Chúa giáo mới bắt đầu vào nước ta, có sự phân biệt đồng bào giáo và lương. Đồng bào giáo chỉ cho tất cả đồng bào theo tôn giáo mới, tức Thiên Chúa giáo, còn đồng bào lương chỉ cho tất cả đồng bào theo các đạo Phật, Nho, Lão hay bất cứ một tín ngưỡng bản địa nào khác. Vì sao vậy? Phải chăng người Việt Nam cũng như người Á Đông nói chung không có một quan niệm về tồn giáo chặt chẽ về mặt tổ chức như đạo Thiên chúa. Một người Trung Hoa, Nhật Bản hay người Việt Nam có thể theo cả ba đạo Phật, Nho, Lão và cả đạo ông bà nữa mà trong lương tâm họ không bị chi phối về mặt tâm lý bởi những bài thuyết giảng kiểu như những bài thuyết giảng của các bậc tiên tri đạo Do Thái. Những bài thuyết giảng này chống lại mọi biểu hiện của tà giáo và tà đạo, khi các bộ tộc Do Thái từ kiểu sống du mục chuyển thành những bộ tộc định cư và sản xuất nông nghiệp, sau khi vương quốc Israen đầu tiên được thành lập, với các vua David, rồi Solomon, như đã được ghi chép trong sách Cựu ước.
Người Á Đông dù là ở Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản hay Việt Nam, chấp nhận tín ngưỡng đa thần giáo một cách tự nhiên, thông thoáng, có thể vì vậy mà họ cũng không có tư tưởng kỳ thị tôn giáo. Tôn giáo nào cũng cung cấp một câu trả lời mà tín đồ tin là thỏa đáng đối với ý nghĩa của nhân sinh, của cuộc sống. Niềm tin của tín đồ có thể nông hay sâu, liên tục hay ngắt quãng, nhưng niềm tin đó phải có, thì mới có tôn giáo, bởi lẽ niềm tin tôn giáo là động lực khiến tín đồ sống cả đời theo niềm tin đó. Điều đặc sắc của đạo Phật là sự kết hợp niềm tin với lý trí hay trí tuệ, hiểu biết càng sâu thì niềm tin tôn giáo càng vững. Còn tổ chức của giáo hội có chặt chẽ hay lõng lẻo, cũng không thành vấn đề. Thậm chí, có những tín đồ của Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay một tôn giáo nào khác, rất có thể không đi chùa, không đến nhà thờ, không chấp hành những nghi lễ nào đó do giáo hội quy định, nhưng họ vẫn là tín đồ tôn giáo theo đúng đòi hỏi lương tâm họ.
Đức Phật thường dạy học trò mình rằng: “Không nên chấp nhận những lời dạy của Ta do lòng kính trọng, mà trước hết hãy kiểm nghiệm những lời dạy đó, như dùng lửa thử vàng vậy”. Phật dạy: “Một điều là đúng hay sai, không phải là quyền uy và thần khải”. Phật ví những tín đồ như một đoàn người mù, dẫn dắt nhau đi, người đi đầu không thấy gì hết, người đi cuòi cũng không thấy gì hết. Phật cho rằng chấp nhận chân lý và giác ngộ chân lý là hai chuyện khác nhau. Giác ngộ chân lý như người nếm mật, còn chấp nhận chân lý là không hiểu, thì cũng giống như người dùng thìa hứng mật, múc mật mà không nếm mật vậy.
Cũng như thế, đơn thuần chấp nhận chân lý do quyền uy của người khác, dù người khác đó là bậc đạo sư, sẽ không có được sự giác ngộ tâm -linh, dẫn tới giải thoát tối hậu. Tuân thủ một truyền thống hay quyền uy, tự nó không có giá trị gì hết. Để được giác ngộ, học hỏi là cần thiết, nhưng sự học hỏi đó cần được bổ sung bằng thực nghiệm cá nhân. Tôn giáo luôn luôn là thực nghiệm qua cuộc sống như là vị thầy thuốc tốt nhất, qua thân tâm của mình như là cuon sách quý nhất. Phật giáo là như vậy.
CHÚ THÍCH:
1. Tylor, Edward B. 1871, Primi­tive Culture (Văn hóa nguyên thủy). London: John Murray; Đặng Nghiêm Vạn, 2001, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia; Keyes, Charles F. 2006. “Dẫn luận: Sự thăng trầm của nghiên cứu nhân học về tôn giáo” trong Những vấn đề nhân học tôn giáo. Đào Thế Đức dịch; Nguyễn Văn Chính hiệu đính, Đà Nẵng, Hội KHLSVN, Nxb. Đà Nẵng, tr 7-27.
2. Phra Sripariyattimoli, 1999, The Buddha in the Eyes of Eminent Scholars (Đức Phật trong con mắt của các học giả uyên bác), Mahachu- lalongkorn BuddhistUniversity
3. Frederic Lenoir, 1999, Monde diplomatique, Novembre-Decembre.
  1. LeQuocTrinh đã nói

    Đạo Phật có phải là một tôn giáo hay không ?
    Tôi đã từng đề cập đến chủ đề này trong trang AnhBaSam từ hơn ba tháng trước, AnhBa cũng có ý định mở một Blog nhỏ cho tôi trình bày cặn kẽ đề tài này, nhưng sau đó thì AnhBa gặp khó khăn nội bộ cho nên tôi đành tạm gác chuyện này lại.
    Nay lại thấy xuất hiện trong VIỆT SỬ KÝ do tác giả là một nhà tu hành có chức danh trong Phật Giáo VN, mang hai ý nghĩa: lịch sử và tôn giáo. Tác giả mở đầu bằng một nhận định sơ khởi:
    …”Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy”…
    Theo tôi nghĩ, nhận xét này có vẻ hời hợt và chưa cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa Đạo Phật và những tông giáo khác, không giải thích được tại sao các nhà bác họ nổi tiếng đương thời thán phục Đạo Phật. Tất cả chỉ nằm ở nhận thức căn bản của Đạo Phật:
    - Phật là gì ?
    - Giác ngộ nghĩa là gì ?
    Không nắm bắt ý nghĩa Đạo Phật là đạo của trí tuệ thì sẽ luôn luôn bị rơi vào trạng thái siêu hình, thần thánh hoá Đạo Phật và đi vào con đường mê tín dị đoan, đó chính là tình trạng “mạt pháp” mà bác Nhật Lệ tự hỏi khi quan sát những hiện tượng tha hoá của các tông phái Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Thiền Tông, Nguyên Thuỷ.
    Tôi chỉ xin vắt tắt rằng Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni là con người thật bằng xương bằng thịt như chúng ta, Ngài chỉ để lại một thông điệp ngắn rõ ràng rằng:
    - Tất cả chúng ta, con người là động vật duy nhất có trí khôn, biết tư duy, tại sao không biêt động não để tìm ra chân lý sự vật trong vũ trụ tạo hoá mà lại tự giam mình trong bóng tối vô minh nhắm mắt tin xằng bậy vào những giáo điều mê hoặc để bị dẫn dắt vào con đường tội lỗi, gây biết bao thống khổ trong lịch sử nhân loại ?
    Đức Phật Thích Ca là người đã Giác Ngộ nhiều chân lý cơ bản của vũ trụ, nhưng Ngài chưa thể chứng minh được ở thời điểm cách đây hơn 2500 năm. Tuy nhiên Ngài nói đúng: “Chúng sinh sẽ thành Phật”, sẽ mang trọng trách chứng thực những chân lý do Ngài khám phá ra. Đó chính là khoa học vậy.
    Lê Quốc Trinh, Canada

  2. D.Nhật Lệ đã nói

    Theo thiển ý tôi,đạo Phật thực sự không phải là một tôn giáo mà là một khoa học,chính xác hơn
    nữa là một triết lý uyên thâm.Đạo ở đây là con đường thì đúng nhất.
    Đức Phật đã chỉ ra cho chúng sinh con đường tu thân tích đức cho mỗi cá nhân.Chính Đức Phật
    cũng bác bỏ việc tôn thờ mình khi nói hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi hay đừng tin bất cứ ai,kể
    cả giáo chủ hay bậc đạo cao đức trọng và mỗi người là Phật sẽ thành.
    Thế nhưng,không hiểu vì sao đạo Phật lại trở thành tôn giáo tôn thờ Phật như Thượng Đế toàn
    năng toàn trí,có đủ mọi phép mầu để làm bất cứ cái gì nếu chúng sinh kêu cứu ?
    Điều này may ra chỉ có người nghiên cứu uyên bác Phật học mới có khả năng lý giải !

25 thg 11, 2012

PHÁ NÚI DỄ, XÂY NÚI CÓ DỄ KHÔNG?



Núi Chè nhìn từ phía Tây


Núi Chè nhìn từ phía Tây Nam


Núi Chè đang bị tàn sát (tháng 10/2012)




Quê tôi có ngọn núi Chè cao khoảng 52 m nổi nên giữa vùng phía Đông đồng bằng Bắc Bộ, một cảnh quan thiên tạo, người liệu có xây được quả núi đẹp và cao to như vậy?.
Ấy thế mà những năm thập kỷ sáu mươi thế kỷ XX Tàu xui Ta thế nào mà họ đào mấy hầm chứa pháo bắn tàu Mỹ, nếu nó xâm phạm biển Đông, tàu Mỹ xâm phạm biển Đông, chẳng thấy bắn phát nào, theo các bác pháo binh kể ở Đồ Sơn cũng có hầm pháo thiết kế tương tự, khi Ta bắn tàu Mỹ thì các pháo thủ bị sức ép có người rỉ máu tai? nên không có giá trị sử dụng?
Họ không chỉ đào vào lòng núi Chè ở phía Đông mà đào xuyên sang phía Tây và xuyên lên đỉnh núi nữa, nay các hầm pháo bỏ hoang, không hiểu kinh phí và sức của Dân Ta lúc đó bỏ ra đến ngần nào? Theo thuyết phong thủy thì núi Chè như con Rồng đã đưa Mạc Đăng Dung lên ngôi Hoàng Đế, nên người Tàu muốn triệt mạch chăng?
Nay sau gần 50 mươi năm chưa hiểu Ta hay có bàn tay kẻ lạ, lại tàn sát núi này, nhằm mục đích lấy đá, đất để san lấp mặt bằng, hay làm gì?
Quả núi thiên tạo bao nhiêu năm, có thể bị san phẳng trong vài năm, đố ai xây lại như cũ trong vài năm và kinh phí lấy đâu ra, hỡi những kẻ lợi dụng cơ chế có thể dùng tiền muốn làm gì thì làm.
Tàn phá thiên nhiên tất phải trả giá, cơn bão Sơn Tinh đã cho chúng ta bài học, cây phát sóng Nam Định chắc có vấn đề nên mới gió chưa đến cấp 12 đã quật đổ hại bao nhiêu tỷ đồng có ai phải chịu trách nhiệm không?. Những kẻ lợi dụng cơ chế, quyền, tiền của công, xây dựng những công trình công, không đúng theo quy định liệu có bị xử lý đúng người đúng tội? 
Nhưng nhiều người nói: Họ sẽ bị quả báo, khi vì tư lợi mà tàn sát thiên nhiên?



22 thg 11, 2012

THẦY

Ngày nhà giáo Việt Nam - 20/11, việc nhà bận quá quên không chúc mừng thầy cô đã dạy mình thành người, chúc mừng vợ, em gái, con, các cháu ... là nhà giáo, thật có lỗi, mong mọi người tha thứ vì tính vô tâm & hay quên.
Thầy - tiếng gọi thiêng liêng, người dạy ta thành người ở một lĩnh vực nào đó.
Thầy: thầy dạy học, thầy thuốc, thày cúng, thầy bói... và nhiều loại thầy nữa.
Xưa luận: làm thầy không Chính là có tội. Trẻ tôi nghĩ người xưa luận không đúng, nay cũng là tôi nhưng đã già thấy người xưa luận đúng, vì không Chính là có tội, ví dụ: 
Thầy thuốc biết bệnh chỉ cần uống vài chục tiền thuốc là khỏi nhưng đã vì hoa hồng mà kê đơn thuốc lên triệu đồng. 
Thầy cúng chỉ vài giờ là giải tỏa tâm linh, nhưng bầy ra nhiều lễ, nhiều thời gian, hù dọa khổ chủ để kiếm tìền đó là tội. 
Thầy dạy chữ cần dạy ở lớp là đủ nhưng không dạy hết theo giáo trình, buộc học sinh phải đến nhà thầy học thêm, nếu không thì hiểu sao được bài, nếu không học thêm sẽ bị trù dập. Thế là người thân phải bỏ công chở con đến nhà thầy, bỏ tiền mua lần hai cái chữ, thế là thầy có tội.
Tôi có việc xây dựng, có đến vài thầy phong thủy đến phán nghe ghê, họ chẳng học, chẳng có trí thức về phong thủy thế cũng làm thầy, đó là có tội.
Tôi nhẩm nước Ta có 100 triệu người, có thể có đến 10 triệu thầy giáo dạy chữ, 10 triệu thầy thuốc, 10 triệu thầy bói, 10 triệu thầy cúng, 10 triệu thầy tổng hợp... còn lại 50 triệu không là thầy, thế sao nền giáo dục, dân trí Ta so với các nước quanh lại kém, hay tại ta thầy của Ta mua bằng, nên không biết tường tận việc cần giảng, lại có quyền phán, cứ giảng bừa, nên dân ta cũng hiểu bừa và làm bừa chăng? 
Nhưng bạn tôi khẳng định Cán bộ, Thầy Ta có rất nhiều bằng. Thật mà

20 thg 11, 2012

NÓI XẤU LÃNH ĐẠO

Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Môn nhân sự hiện đại đề cao vai trò của lãnh đạo nên đối tượng này càng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Lãnh đạo được miêu tả là 'một quá trình ảnh hưởng xã hội cái mà một người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người khác nhằm đạt được thành công cho một mục tiêu chung". Tất nhiên cũng xuất hiện nhiều cách lí giải khác sâu hơn.
Theo các nghiên cứu của lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Quyền lực lãnh đạo có thể hình thành từ 4 nguồn quyền năng:
1.   Do chức vụ, địa vị
2.   Do chuyên môn
3.   Do tố chất, quyền uy bẩm sinh
4.   Do hệ thống đem lại
Tuy nhiên, trong một xã hội văn minh, càng ngày quyền lực do chức vụ, địa vị đem lại càng giảm. Các bậc thang diễn biến của các quyền lực xã hội được biết đến là Phong kiến => Quận sự trị vì => Kỹ trị => Kinh tế trị => Luật trị. Trong xã hội tiến triển ở bậc càng cao, quyền lực đơn thuần do chức vụ đem lại càng phải ít đi và lãnh đạo càng phải chú ý đến quần chúng mà mình muốn tập hợp hoặc dưới mình hơn.

Những tố chất quan trọng nhất của một lãnh đạo

Theo các nhà nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư McShane và Von Glinow trong giáo trình của McGraw-Hill Inc., để trở thành một lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau:
§                    Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui... của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người.
§                    Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.
§                    Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phụ của quần chúng chỉ là từ đây.
§                    Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
§                    Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
§                    Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao nhất, chuyên môn phải giỏi nhất... song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này. Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.
§                    Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.

Các tính cách và khả năng của lãnh đạo

Năm 1994, House and Podsakoff đã đưa ra mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo điển hình như s:
1.   Tầm nhìn:
2.   Sự đam mê và đức hy sinh:
3.   Tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ:
4.   Xây dựng hình ảnh tốt:
5.   Gương mẫu:
6.   Vai trò bên ngoài:
7.   Tạo sự tin tưởng cho những người đi theo:
8.   Có khả năng phát động khi cần:
9.   Khả năng cấu trúc tốt:
10.                     Khả năng truyền cảm:

7 việc lãnh đạo cần phải làm

Lãnh đạo có vô số công việc cần làm trong mỗi ngày làm việc của họ. Tuy nhiên, việc xác định được cáctrọng tâm công việc là vô cùng quan trọng bởi nếu không đạt được điều đó, tổ chức sẽ đi sai đường.
1.   Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức: Thông thường nhân tố này bị xem là mông lung, song thực tế cho thấy tầm nhìn chính là ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi tổ chức. Không có tổ chức nào có tầm nhìn kém, không có tầm nhìn rõ ràng hay thậm chí không có tầm nhìn lại thành công trong thực tế.
2.   Tập hợp quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ thấu hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường hợp nào cũng là nền tảng cho thành công.
3.   Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngũ: Công việc quản lý thường làm cho các thành viên bị ức chế và cảm thấy mất động lực hành động. Chính vì vậy sự cổ vũ, động viên của lãnh đạo lại càng cần thiết.
4.   Xây dựng chiến lược cho tổ chức: Đây là công việc hay bị bỏ qua song lại rất cần thiết.
5.   Ra quyết định: Là bước quan trọng nhất, song lại chỉ là kết quả của cả một quá trình.
6.   Tạo ra những sự thay đổi: Tình hình bên ngoài luôn có những biến động; bao gồm cả môi trường toàn cầu, biến động kinh tế toàn cầu... đến tình hình quốc gia, tình hình của cả ngành kinh doanh đó. Kết hợp với thay đổi của các nhân tố nội tại công ty đòi hỏi có sự thay đổi và lãnh đạo cần phải là người tạo ra thay đổi đó.
7.   Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh: Cần hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Có vô số công ty đã thành công trong kinh doanh. Song các thành công không tính đến các nhân tố phát triển bền vững sẽ đều phải trả giá sớm muộn.
          Trong 7 việc lãnh đạo cần phải làm có lẽ: Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức. Xây dựng chiến lược cho tổ chức & Ra quyết định,  Là bước quan trọng nhất. Nhưng các bác nông dân bàn: một số lãnh đạo của ta do học kém… nên phải mua bằng cấp, mà đã mua được phải mua bằng cấp loại RẤT CAO, để đạt được địa vị RẤT CAO. Nên khi làm lãnh đạo không biết 7 việc lãnh đạo cần phải làm tất hướng tổ chức đi sai đường.
        Thô thiển ví dụ:  từ Hà Nội vào Huế dự hội nghị, không đi theo quốc lộ số 1, lại đi lên Việt Bắc, sang Tây Bắc, rồi mới nhập vào quốc lộ số 1, thì hội nghị đã xong mấy ngày. Nên một số nhân viên có học vị thật cứ nói xấu Lãnh Đạo, lãnh đạo có quyền chỉ có một món THÙ, dùng tổ chức xếp nhân viên XẤU vào việc không đúng chuyên môn nên TỔ CHỨC càng rối, càng yếu. Do vậy thế giới phát triển mà Ta quẩn quanh như ở đầu THẾ KỶ XIX.

                                              Tập hợp một số nguồn từ Wikia & TTX quê mùa.

17 thg 11, 2012

THÁNG TÂN HỢI, NĂM NHÂM THÌN NGƯỜI TUỔI ẤT PHẢI DÈ CHỪNG



Vũ Trụ đã hình thành từ bao giờ? Các nhà khoa học của Ta có nghiên cứu được các quy luật của Vũ Trụ không?
Tôi học mót của người xưa thấy: Tính từ năm 1945 đến nay có những người mang chữ Ất:
Ất Dậu ( 1945), Ất Mùi, Ất Tỵ, Ất Mão, Ất Sửu, Ất Hợi,
Xét theo hành thì: Tân Hợi thuộc Kim nên: những người mang chữ Ất là đàn ông bị đàn bà lũng đoạn, đem đến điều miệng tiếng, đàn bà thì thì tự gây thù chuốc oán.
- Người Ất Dậu, Ất Mão thuộc Thủy nên có chút lợi lộc, nhưng hưởng nhiều tất đau về tinh thần, người Ất Mão lợi thế hơn người Ất Dậu.
- Người Ất Mùi, Ất Sửu thuộc Kim nên tránh đấu tranh, nếu chủ động tranh đấu tất thiệt hại khôn lường, người Ất Mùi lợi thế hơn người Ất Sửu.
- Người Ất Tỵ, Ất Hợi thuộc Hỏa, nếu tranh đấu định chiếm được tiền cũng bất lợi, người Ất Hợi lợi thế hơn người Ất Tỵ, tổng thể cả năm người Ất Tỵ, Ất Hợi không mấy sự hay, nương nhẹ mọi việc thì đỡ khổ, hung hăng bao nhiêu hoạ đến càng nhiều.
Tự theo dõi hành vi của mình trong tháng Tân Hợi các bạn tuổi Ất sẽ thấy quy luật vũ Trụ thật huyền bí quyết định cuộc sống của mình, nhất là mình đã qua tuổi 49.
Các bạn tuổi Ất vào tháng này nên làm hết phận sự của mình với gia đình và xã hội tất chẳng sợ kẻ xấu với mình.

15 thg 11, 2012

DÂN TA VÀ VỢ QUAN TA, QUAN TÂY THÌ SAO



Dân ta.
Thấy hai người đàn ông khoảng 50 tuổi ngồi đội nắng bên đường đợi xe, nét mặt hốc hác nhuộm đầy năng trời, nửa giờ tôi quay lại vẫn thấy hai người kiên nhẫn đợi xe, nhìn kỹ thấy hai người chắc là đã là quân nhân, vì vẫn mặc quân phục, không biết bao giờ họ mới thấy xe Buyt để về.
Vợ quan ta.
Chợt thấy một xe biển xanh chở người như mệnh phụ phu nhân và mấy đứa trẻ trông bụ bẫn của người thừa dinh dưỡng. Tôi sực nhớ hôm nay ngày nghỉ chắc vợ quan ngự xe biển xanh đi chơi.
Quan Tây.
AP dẫn thông tin từ Lầu Năm Góc hôm 13-11/2012 cho biết, Bộ trưởng Panetta đã giáng một sao của vị tướng 4 sao William "Kip" Ward và điều đó có nghĩa là ông sẽ nghỉ hưu ở cấp Trung tướng" (ba sao). Không những thế ông Ward còn phải hoàn trả cho chính phủ 82.000 USD. Vì ông Ward đã dùng các phương tiện quân sự, trong đó có cả xe bọc thép để đưa vợ đi mua sắm và làm đẹp, ngoài ra còn dùng tiền chính phủ trong các chuyến du lịch xa xỉ cùng vợ ở Bermuda trong khu khách sạn năm sao với giá 750 USD mỗi đêm!
Thế mới biết vợ quan Ta cũng sướng thật.

14 thg 11, 2012

NÊN TỪ CHỨC



Ông trưởng thôn cũ quê tôi là Đảng viên nhưng bị khai trừ vì đẻ con thứ 3, hay rượu le bè, tham tí mà có cái xe máy đẹp, nhưng còn lo được tí nước nông giang cho nông dân… Dân bảo ông này cái gì cũng xơi.
Ông trưởng thôn mới là Đảng viên, khi thay ông trưởng thôn cũ tuyên bố: hết lòng vì dân. Qua gần nhiệm kỳ, nước nông giang không có người làm, rác đầy đường, đầy thôn, cũng rượu le bè có phần hơn ông cũ, bán đất công tham tí mua được cái Ti vi hiện đại cỡ gần trăm triệu, Dân góp ý việc nước, việc rác… không thèm nghe.
Tôi bảo: Ông nên từ chức cho Dân nhờ, ông không nói gì, mặt đỏ, hầm hố, lại có lời đe tôi, tôi nghĩ mình có định tranh cử trưởng thôn đâu, nhưng thấy ông không làm được việc cho Dân, nên chân tình nói vậy thế mà cũng thù thế mới lạ. 

7 thg 11, 2012

KHÔNG PHẢI LÀ TỪ THIỆN


Làng tôi Trà Phương nhỏ bé phía Đông là ngọn đồi Chè


Núi Trà Phương nhìn từ phía Tây Nam.


Cánh đồng Hương dưới chân núi Chè

phía Tây là sông cổ đã bồi thành đầm, quê tôi chứa nhiền di vật nhà Mạc, từ vàng, bạc, đồ cổ, ngôi chùa nghìn năm, đến những truyền thuyết, bia đá về Thái Hoàng Thái Hậu nhà Mạc…nhưng dân tôi chỉ muốn xóa chùa Trà “Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia” 



để xây chùa mới bằng bê tông cho hoành, cho tráng. Ni cô Trang mới "mấy tuổi ranh lợi dụng Đạo" (lời dân gian) để thu tiền của Dân, làm và nói lời kênh kiệu, khinh Dân dù Dân đáng tuổi bà của ni cô thế mới tài?
Xóm tôi có rãnh nước cổ để tiêu nước, xưa nghèo dân không thừa đồ ăn nên nước thoát không nhiều mùi hôi, nay có tý tiền nhờ thức ăn tăng trọng và nuôi lợn tăng trọng, có kẻ chẳng sợ ai phóng tất ra rãnh nên thối, ô nhiễm môi trường.
Tôi thỉnh thoảng về quê thấy mùi ấy mà ghê, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường, kẻ bậy nhất lại làm ngơ nhất. Chung tiền cùng bạn xa mua vài chục mét cống để làm rộng ngõ và nước bẩn đi ngầm cho đỡ ghê. 
Em tôi bảo chẳng giúp người nhà, lại làm từ thiện cho người ngoài.
Tôi nghĩ đấy là tiền mà tôi ăn cắp thời gian của Dân trong khi làm việc được hưởng lương từ thuế của Dân, chứ có phải tiền của mình đâu mà nói làm từ thiện.
Mong rãnh thoát được nước ô nhiễm và ngõ rộng thêm, để chủ, khách không bị ngã khi đi đêm, và mọi người cùng hướng thiện hơn, chứ mình có làm được trò gì cho đời!

5 thg 11, 2012

BÁT QUÁI và ỨNG DỤNG



Hình này do người xưa sáng tạo, người này, người kia tranh do tộc tôi sáng tạo ra, thế mới hay Bát quái sẽ vả vào mồn những kẻ nhận vơ.
Thật huyền bí mà đơn giản, có thể ứng dụng trong đời sống nhất là trong khu nhà mà ta ở.
Ai tin thì tin, ai hông tin mặc lòng cứ tự ý sống, tự lo.
Ai tin thì nghiên cứu ứng dụng, tôi thì thấy hay mà nghiệm nhất khi ta đã qua 50 tuổi.

2 thg 11, 2012

ÔNG ĐINH LA THĂNG DÂN BIỂU GỘC NÊN TỪ CHỨC LÀ YÊU NƯỚC, THƯƠNG NÒI vì GIAO THÔNG THÀNH GIAO TẮC



Đường quốc lộ số 1 mạch máu của giao thông Việt, thế mà mạch máu tắc trái tim Hà Nội có bị đau, tim ông Đinh La Thăng (ĐLT) có đau.
Vửa qua Thanh Hóa nhiều đoạn mạch máu tan hoang các hồng cầu chen chúc, tắc, khói bụi,…hồng cầu đầy tớ trong xe có điều hòa, không bụi, không nóng...mà vẫn kêu oái oai, hồng cầu chủ đi bộ, xe máy, đạp… mồm ngậm vì bụi.... không kêu được.
Quốc lộ vậy các loại lộ khác chắc không hơn?.
ĐLT liệu có lần nào đi nước ngoài, nếu đi rồi liệu có liêm sỉ trả lời các hồng cầu đang hít bụi đi qua Thanh Hóa, có biết thiêt hại về kinh tế, gây bệnh tật… cho các hồng cầu chủ đi đường và sống ven đường không?
Có phải hồng cầu đầy tớ tiền nhiệm đểu ĐLT để lại một đống nợ, đống hồng cầu tớ đểu … để mạch máu chủ tắc lâu thế này?
Hay ĐLT thăng bất tài, nếu bất tài ĐLT phải từ chức vì quốc nhục này, để cho hồng cầu đầy tớ mới giải quyết, để trong con mắt bạn quốc tế yêu thương giúp Ta, để các hồng cầu chủ chung với bạn quốc tế cho dân Ta vượt qua cái giao tắc xoa đi cái quốc nhục này.
ĐLT hãy từ chức đi đó là yêu nước, thương nòi. Hỡi Đinh La Thăng!.