22 thg 3, 2012

THƯƠNG QUÁ NGƯỜI SỐNG Ở THỦ ĐÔ

Không khí Hà Nội 'bẩn hạng nhất châu Á'

Ảnh: Đông A

Dân Hà Nội như hoa Hải Đường.
Khí càng ô nhiễm lại càng đẹp thêm



Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực châu Á, hàm lượng bụi cao gấp nhiều lần mức cho phép, các chuyên gia nước ngoài khẳng định.
> Hiểm họa chết người từ không khí bẩn
> Thủ phạm số 1 gây ô nhiễm không khí

"Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, và thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á", ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies nước Pháp cảnh báo.

ARIA Technologies là công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng

Theo ông Jacques Moussafir, nguồn gây ra ô nhiễm chính là giao thông, thể hiện ở hàm lượng bụi PM10 cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. PM10 là loại hạt vật chất cỡ rất nhỏ bay lơ lửng trong không khí, có thể xuyên qua các loại khẩu trang thường để lọt vào và nằm lại trong phổi, gây bệnh cho hệ thống hô hấp.

Số liệu thống kê của công ty trên cho thấy, mỗi năm Hà Nội có tốc độ tăng bình quân các phương tiện giao thông từ 12% – 15%, các phương tiện này góp phần lớn vào lượng phát thải độc hại như SO2, NOx.

"Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới", ông Moussafir cho biết trong hội thảo về môi trường đô thị diễn ra hôm qua.

Còn theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục môi trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên- Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như C0, S02 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng.

"Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông chiếm tới 70% tỷ lệ nguồn gây ô nhiễm ở Hà Nội. Các nguồn gây ô nhiễm khác là hoạt động từ làng nghề tái chế, khu vực xây dựng", ông Nguyễn Văn Thùy, quyền giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường nhận định.

"Nếu không có biện pháp giảm thiểu, nồng độ bụi ở Hà Nội sẽ tăng lên tới 200 mg/m3, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới", ông Jacques Moussafir lưu ý.
(Hương Thu, KHOA HỌCThứ năm, 22/3/2012, 11:15 GMT+7)

Thương quá những người đang sống ở Thủ Đô nhất là những người lao động, người di chuyển không bằng oto, họ đã phải hít không khí ô nhiễm đến vậy như?
Tiền chi cho khám chữa bệnh về hô hấp…, tắm giặt… những người trên phải chi bao nhiêu cho một tháng.
Người xưa đã nhận thức nhịn ăn mươi ngày, nhịn uống dăm ngày chưa chết, nhưng nhịn thở năm phút chắc chết. Như vậy khí lành quý biết chừng nào? Thế mà dân thủ đô đã cùng nhau làm bẩn thứ quý của mình.
Xưa thích tới Hà nội cả bốn mùa, nay mùa hè sợ không dám đến Hà Nội.
Ta bảo Ta có hệ IQ cao sao không làm cho không khí Hà Nội lành như xưa.
Người xưa quý gió, quý nước lắm nên đã đúc kết thành thuyết, thế mà nay ta không cần đến nó.
Ta mới được bao năm, không học cái quý của người xưa chắc dân nghèo Hà Nội sẽ khổ bởi thứ mà nhịn năm phút có thể chết. Họ không chết ngay nên họ chưa sợ, nhưng họ sẽ chết từ từ và khi lâm bệnh, họ có thể hết gia tài vì chữa bệnh rồi họ mới về nơi an nghỉ.
Ai có thể làm cho khí Hà Nội lành, không chỉ là dân, mà các vị thượng thư dùng oto bằng tiền thuế của dân nên tránh được ô nhiễm, nếu họ đi lại như dân may ra khí hà Nội mới có thể lành như xưa?

17 thg 3, 2012

HIỆN TƯỢNG DƯƠNG THU HƯƠNG

        “ Năm 20 tuổi, tôi tự nguyện vào Trường Sơn. Cùng với đoàn văn nghệ đi các địa phương Quảng Bình (nơi mà tiếng khóc như ri cất lên sau những trận bom.)
Đi với niềm tin trong sáng để rồi vỡ mộng. Nhớ một kỷ niệm: Bí thư Tỉnh uỷ gặp trưởng đoàn văn công, phẩy tay bảo mang cho nó ít bột trứng, táo tầu. Giống như một cú sốc đầu tiên.
Nghe Tư Thoan nói, cảm thấy gã như một cường hào. Hai chữ đồng chí vang lên như một sự lừa bịp. Tôi còn ngu dại, chưa biết gì thêm.
         Cuộc sống như thời đồ đá. Nguồn cung cấp thức ăn là kho gạo bên kia sông nơi thỉnh thoảng cũng cho chúng tôi những hộp thịt. Kho hết phải đi lên xanh, rồi vòng xuống đồng bằng lấy gạo. Nhớ một vụ kỷ luật mấy cô y tá. Tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Bình đẹp trai, quyến rũ. Bê bối về nam nữ tràn lan. Những cô gái đó sau bị thuyên chuyển công tác để cấp trên trốn tội.
         Tôi sinh ra với tâm lý phong kiến rất nặng. Nghĩ bọn có quyền đó, dùng quyền lực để chiếm đoạt phụ nữ. Hỏi tại sao không phản ứng. Mọi người bảo không thể. Tôi nghĩ chúng ta hèn nhát chúng ta đẫm đầu óc nô lệ.
         ... Thời kỳ đó qua đi. Sau 1975, tôi vào miền Nam. Tôi không mê lụa là son phấn. Chỉ để tâm một điều - ở đó có hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Người dân người ta biết nhiều. Các vỉa hè đầy sách... Soljenitxưn, Pasternak đủ cả.
         Tôi choáng váng. Văn hoá ta bị khuôn dính. Tại sao chỉ biết Nga? Dân nghe đài nước ngoài thời ấy bị quy là phản động. Mà cũng mấy ai có đài Mẫu đơn, Xiangmao để nghe? Ở miền Nam, người ta biết nhiều hơn hẳn.. Làm sao mà dân trí ta nâng lên được? Ngay cánh gọi là trí thức trình độ cũng thấp thảm hại. Dễ đi theo giáo điều. Được chỉ đạo bằng tư tưởng duy nhất. Tôi nhớ sách lược bọn thống trị Trung quốc chôn nhà nho, đốt sách.
         Phản ánh khát vọng kẻ cầm quyền muốn đặt nhân dân trong vòng ngu dốt. Trở thành bày cừu. Ngu dân là thế. Người đúng là người không bao giờ cam tâm kiếp con cừu.
Tại sao ta chiến đấu, để làm gì. Ta phải đánh giá lại cuộc sống của chính mình. Tôi nghĩ vậy. Tôi không hối tiếc những việc đã làm. Nhưng đặt ra câu hỏi sống để làm gì.” - Vương trí Nhàn.
         Cách đây hơn 10 năm tôi thấy vợ tổng thống Pháp can thiệp cho bà Hương khỏi lao tù. Tôi ủng hộ vợ tổng thống Pháp vì chế độ của chúng ta như thế nào chúng ta quá rõ, đối lập ta nhận ra sự đối lập. Trước đó tôi chưa biết nguồn gốc của bà Hương, qua A - 25 tôi biết về bà này họ chỉ nêu mặt trái thì tôi hiểu được mặt phải của bà Hương. Một người đã thấy CCRĐ, đi vào chiến tranh, thấy chế độ Sài Gòn, thấy được sự đối lập, thấy được chế độ hiện tại đang đi và bà Hương đã đi trong chế độ, rồi vụt đi và nhìn lại những ngày đã sống ở trong nước, ở ngoài nhìn về trong nước, bà có điều kiện hơn người.
          Nhà nước và sự lạm quyền của kẻ nắm quyền là sự sống của kẻ cầm quyền, khi mà nhân loại còn dùng Nhà nước, thì kẻ nắm quyền ở đâu cũng vậy, chỉ khác khi dân làm chủ được mình và nhà nước thì sự lạm quyền ấy mới bị hạn chế mà thôi?.
          Sự ghê tởm nhất là Nhà nước chà đạp, cướp quyền làm người của từng người. Vì: Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688.
           Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
         "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Mà Cụ Hồ đã dùng nêu trong Tuyên ngôn độc lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
           Bà Hương không được làm quan trong chế độ hiện tại nên bà đã dám vạch ra cái thật của chế độ.
Nếu bà Hương làm bộ trưởng của chế độ này thì bà có điều kiện, thời gian và trí tuệ để viết: "Đỉnh cao chói lọi" không? Có thể bà Hương nói: tao đ… cần làm quan.
          Chữ quan trong chữ tượng hình nó gồm: một ô che cho một mồn ăn, một mồn nói, như vậy người xưa thâm ý là: muốn làm quan phải có ô, ý là phải có sự che của Vua hoặc quan trên, phải biết ăn, ăn gì? một mồn nữa phải biết nói, nói gì, vậy là như kiềng ba chân, nếu chỉ có hai chân, tất mất quan, nếu không đủ ba chân chớ làm quan vì nguy luôn áp vào đấy các quan nhé!
            Nếu hiểu thô như tôi bà này chắc sẽ : tao đ… cần làm quan. Đọc “Đỉnh cao chói lọi” tôi buồn cho tư duy của người mình bao nhiêu lại buồn cho tư duy của bà Hương bấy nhiêu. Nội dung của tác phẩm hình như ám chỉ một con người cụ thể, một chính thể cụ thể có phải không bà Hương? Tôi thấy cái hằn học, bôi nhọ, nhào nặn thêm … để thoả mãn tột cùng cái cá nhân của bà.
         Đời tư của người này có vấn đề khác thường không? Tâm thần có bình thường không nếu có thì ta nên cảm thông.
        Bất cứ một cá nhân, sự vật… đều có hai mặt.  Là nhà văn, nhà báo… phải nhìn nhận cá nhân, sự vật… cả hai mặt và phản ảnh khách quan thì nhân gian trọng nể họ, còn không thì ngược lại, tư tưởng bà Hương qua phản ảnh của bác Nhàn, nếu bác Nhàn khách quan thì thực là đáng buồn cho trí thức nước ta, nói gì đến các bác chữ không biết, cứ ở góc phố, luỹ tre làng phán chuyện nước, chuyện thế gian, nghe hay hơn các bài văn phát trên sóng.
Tản Đà viết dân ta nhiều tuổi mà không lớn là thế nào?.
        Nhìn vào văn thơ của cứ gọi là Trí Thức.
        Vào các chính sách của chính thể.
        Vào quy hoặch các công trình xây dựng..., khu dân bao năm khắc phục được, hàng trăm năm sống trong ngõ vòng vèo ngõ, cháy nhà sao cứu được, bao đời sống trong tăm tối giữa miền nhiệt đới đầy nắng gió thế mới kỳ  tài... có thấy sợ không?
        Quan ta việc gì cũng làm ...thành công rực rỡ...
         Hình như văn của bà Hương có cái gì soi mói, hằn học và quá, nên những gì không theo ý bà Hương thì bôi thêm, còn gì theo ý bà thì bà vuốt ve? Như vậy bà là gì? Câu hỏi này dành cho những người biết và không biết chữ cùng chung ý trí trả lời. Vì bà này hơn tôi vài tuổi nên viết là bà, còn một số người hơn, kém bà này vài tuổi đều dùng từ chỉ bà không hay lắm.
        Ôi dân tôi những nhà trí thức kẻ cúi đầu làm con cừu, kẻ vênh vang ta là thiên tài, ta đứng trên người, trên dân ta.Kẻ thích tô son vì danh vì lợi, kẻ hằn học bôi lem xét đến cùng ấy cũng là vì danh vì lợi thôi, chẳng phải vì dân vì nước mà vì cái tôi.
     Bài này có thể không vừa ý các trí thức mong lượng thứ cho kẻ quê mùa.

13 thg 3, 2012

THƯƠNG NHỚ BÁC ĐỒNG VĂN NHÂN

Tin một đồng nghiệp, như người anh ra đi
Bồi hồi, thương nhớ…
Anh sinh ra trong thời bão giông
Một thế hệ gánh bao gian khó
Anh vượt qua như tia chớp đêm đông.

Anh ra đi để lại bao tình người
Nhớ ánh mắt, nụ cười…
Cầu cho Anh nơi chín suối
Rũ sạch buồn đau đã vướng vào Anh
Như ánh sáng Anh bay vào Vũ Trụ bao la

8 thg 3, 2012

ÔI ĐÀN BÀ!

“Trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến một số nước phương Đông, như Trung Hoa, Việt Nam, thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau: sinh con trai được quý trọng hơn sinh con gái; quyền hành của anh trai trưởng trong gia đình rất lớn (quyền huynh thế phụ); người phụ nữ phải kiêm đủ Tam tòng Tứ đức; quyền thừa kế gia sản của cha mẹ dành cho con trai; việc truyền nghề tại các làng nghề thường không truyền cho con dâu hay con gái; người con trai được học hành để thi cử, tiến thân bằng theo con đường quan lộ nhưng người phụ nữ thì chỉ quanh quẩn với việc nhà v.v.” – Wikipedia
Thực ở nhà tôi thì phụ nữ có quyền rất cao, có thể ở nhà một số người phụ nữ có quyền ngược lại như vậy tổng thể là quân bình 1 đều về bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam.
Thế nào là bình đẳng? nhân ngày 8/3 những người đàn ông hãy nhìn lại mình, nên từ bỏ quyền hành của mình trong gia đình mà trao quyền ấy cho vợ, nếu không gia đình ấy nguy vì: thực tế thế giới này do phụ nữ cầm cái, còn đàn ông chỉ là đồ chơi để đàn bà chơi, nhiều ông tưởng ngược lại. Nhiều đàn ông có suy nghĩ ngược với quan điểm này, nên đã bị đàn bà đánh hội đồng và bị thương vong đáng kể. Đàn bà “Mênh mông tựa Thái Bình dương” khi họ là Mẹ, còn họ là vợ họ sẽ đè bẹp chồng, nêú gia đình nào các ông chồng bị vợ đè bẹp ấy là gia đình theo phường là: gia đình văn hoá mới.
Gia đình văn hoá cũ không tồn tại trong thời nay vì đàn ông đang bị đàn bà bị cướp hết quyền.
Tôi khuyên các ông nên để cho đàn bà cướp hết những quyền hữu hình, còn chúng ta hãy say khám phá, phát minh ra nhiều công cụ để giải phóng phụ nữ khỏi những việc nặng nhọc của bếp núc, nhiều phương tiện để con người đỡ khổ, tìm cái mới từ không gian bao la, tìm thấy vô hình trong hữu hữu hình, nhưng đừng hòng tìm được những bí ẩn trong đàn bà, các ngài cố mà vui trong những chuỗi buồn của thế giới này.
Phương Đông nghiên cứu về người có Thánh Hi Di đã cho ta thấy điều tuyệt hay về quan hệ giữa hai giống của loài người để lại học thuyết Tử Vi mà một số người cho là dị đoan. Ngài đã định:
- Phái nam là Tử Vi đi ngược nên biết nhiều do vậy gặp lắm nạn, vì thích khám phá tìm cái mới, thích cái siêu hình, ví như không gian bao la.
- Phái nữ là Thiên Phủ đi xuôi chiều Vũ Trụ, chẳng cần biết nhiều, chẳng cần khám phá, chỉ cần cái thực, ví như trái đất chật hẹp hòi.
Khi Tử Vi cùng cung Thân với Thiên Phủ thì quản lý phái nam, kéo phái nam theo mình và đè bẹp họ. Khi đối mặt phái nam ở cung Tỵ, thì cài Thất Sát cùng phái của mình để khống chế Tử Vi, nếu Tử Vi định chiến tranh, lập tức dùng Thất Sát để làm suy yếu Tử Vi và từ cung Hợi Thiên Phủ phun nước lên cung Tỵ (hoả) có thể làm Tử Vi bị tắt hoặc mất hết uy lực, đấy là cảnh giống đực chống lại giống cái.
Giống vật cũng vậy nhưng xét kỹ ta lại thấy đáng thương hơn ví dụ: con đực của loài gà, công… đẹp, to làm sao thế mà con cái nhỏ, xấu thôi nhưng các bác trống vẫn phải chăm… và ve vãn giống cái mới được vui đời.
Giống cái của loài người hình như có trí tuệ nên đã cố tình làm đẹp từ bao nghìn năm rồi, nên nay đẹp hơn giống đực, làm cho giống đực cứ mê mẩn…, nên càng bị giống cái lũng đoạn nhiều bề.
Nay lại sinh thêm ngày 8/3, ngày này thấy quán bán hoa giống đực chen nhau mua để tặng giống cái, trong hoa có lẽ phải thêm đồ quý, tiền… mới yên lòng giống cái. Làm về lại thấy cái đài nói về bình đẳng giới, ông bạn tôi nghe choáng nên ngã đè lên bó hoa đang ôm, không hiểu có đau không, mà chẳng thấy kêu, nhưng mặt thì nhăn như khỉ thấy mắn tôm rồi thốt nên: ôi đàn bà!.
Tôi đây:
Hải đường mơn mởn cành tơ
Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng
Nguyễn Du
Đừng tưởng tôi đây yếu, tôi hèn, tôi kém, các người nhé!

Vì hôm qua hắn bàn với tôi: sẽ chỉnh gia đình hắn ngược lại ý của Phường, nên ngày 8/3 gặp nạn như vậy sang ngày 9/3 không biết số phận ra sao, vì một số bạn cũng tương tự nên chẳng ai hỏi thăm ai.
Tôi sẽ bổ xung vào bài này rất nhiều lần mới đủ ý, lại thấy buồn và cười mong các bác, các chú cho thêm ý kiến để bài này nhiều ý, mà mươi ngày nay chả thấy ai có ý. Mình cũng nhụt và gần vỡ ra hình như các Người giống ai? Hình như cũng sợ vợ hay sao ý?

6 thg 3, 2012

CHÚC MỪNG ÔNG Vladimir Putin, ÔNG ĐỪNG LÀM DỊ NHÂN NHÉ!

“Trong cuộc bầu cử tổng thống Nga hôm 4/3, ông Vladimir Putin giành được tỷ lệ ủng hộ là 63,71%, tương đương với 44,9 triệu phiếu. Với kết quả này, Putin sẽ có nhiệm kỳ tổng thống thứ 3, sau hai nhiệm kỳ trong giai đoạn 2000-2008.- Phan Lê”

Nếu kết quả này trung thực thì ông Vladimir Putin thật đáng kính. Tự do, dân chủ và trung thực trong tất cả các cuộc bầu cử là văn minh, là điều tất cả mọi người trên thế gian mong muốn.


Những cuộc bầu cử gian nó đã thể hiện tổ chức ấy, dân tộc ấy, đất nước ấy “mọi” rồi, tất dẫn đến tổ chức ấy, dân tộc ấy, đất nước ấy sẽ đi đến lụn bại và người dân tất phải gánh chịu hậu quả của nhà nước phi dân chủ và sự lạm quyền, sự tàn bạo của kẻ được nắm quyền bằng cái gian ấy.
Tôi đã chứng kiến ánh mắt và tiếng cười của kẻ thắng cử bằng sự gian ấy, sao mà nó tiểu nhân, lố bịch không gì có thể viết hết sự lố bịch đến tởm lợm, nó như một con thú tàn ác và bẩn thỉu đến tận cùng và những kẻ thắng cử bằng gian đã chết một cách bi thảm trong thời gian nó nắm quyền.
Nước Nga như nhiều người Việt đã học & làm việc ở đấy đều ca ngợi đó là dân tộc văn minh, sao nó đã sinh ra những dị nhân? Trong hơn mươi năm ông Vladimir Putin nắm quyền cao ở Nga nay ông lại lắm quyền qua bầu cử, Ngài Vladimir Putin đừng gian trong bầu, đừng thành dị nhân, đừng tạo ra những mô hình quái gở, để dân Nga phải khổ và một số ông ngố học theo làm khổ nhiều dân tộc khác ngài Vladimir Putin nhé!

3 thg 3, 2012

MÙA XUÂN MIỀN BẮC


Hoa tầm Xuân chỉ nở rực rỡ vào mùa Xuân ở phía Bắc. Ảnh Nguyễn Công Khanh – Báo Tiền Phong, Xuân Nhâm Thìn.

Ngày bé trên đài báo nhiều bài ca ngợi mùa Xuân ở phía Bắc, nay già mới thấy không phải vậy, mùa Xuân với mưa dầm, khí nồm, ít ánh sáng Trời làm không gian ẩm thấp có ngày nền nhà và mọi vật đẫm hơi nước, nhiều vật bị phá huỷ bởi khí hậu của mùa Xuân, nhất là đồ điện tử và đồ kim loại. Có lẽ do khí hậu mùa Xuân mà nhiều văn bản cổ bị mốc, hỏng nhanh nên nhiều bản gia phả, cổ văn bị hỏng…
Miền Bắc có lẽ đẹp nhất là mùa Thu, mùa Hạ rồi đến mùa Đông?
Ai đã sinh sống một phần đời ở Bắc khi di vào Nam chắc sẽ nhớ mùa Đông miền Bắc, nhất là cái nóng của phương Nam không ngày nào dứt, càng nhớ Tết Nguyên đán, cái rét ngọt cho món thịt đông thêm đông, miếng bánh chưng thơm mùi gạo, đỗ, dưa hành…cành đào nở thắm trên bàn thờ Tổ Tiên.
Qua tiết Lập Xuân mưa, nồm làm cảnh quan ảm đạm nếu còn cái đói thì mùa Xuân trên đất Bắc thật là sợ, chứ không như các bác nhà thơ thẩn ca đâu. Chỉ khi tiết Thanh Minh đến thì đất Bắc mới như thơ ca của các bác thơ thẩn viết thôi?
Anh vợ tôi học xong khoa ngữ văn hình như K17, Đại học Quốc gia Hà Nội vào Nam năm 1977 thì phải, nay nhiều tuổi hình như nhớ Mẹ, nhớ quê hay tìm đường về quê, hình như thèm cái rét mùa Đông nữa. Ông này dạo này có cái Blog viết có vẻ hăng, nói phải củ cải phải nghe, nhưng nhiều khi không phải vậy. Cái tham khiến người thành lang, mà đã là lang thì nó có biết tiếng Người đâu mà ông góp mới ý? Nói vậy ông này cũng gấu, cứ chiến. Tôi chỉ mong Ông biết mùa Xuân là gì thôi?
Tuổi xế chiều có ai không nhớ nơi mính sinh và có tuổi ấu thơ ở đó, nhất là nơi đó có cái rét, mà nay già lại chỉ thấy cái nóng của phương Nam.
Xuân Nhâm Thìn tôi vào xứ Nghệ ăn cà thơm ngom hơn ngoài Bắc, thảo nào dân xứ Nghệ nhớ cà dầm tương là phải.
Mùa Xuân ngoài Bắc có khắc nghiệt nhưng ai đã sinh trên đất Bắc khi đến miền nóng có nhớ nơi mình sinh có cái rét mùa Đông, cái nồm mùa Xuân, cái Trời xanh cao, gió phe phẩy trên đồng lúa vàng mùa Thu, cái nắng có khi đến mức nung của mùa Hạ?
Thời tiết có bốn mùa ở xứ Bắc có cái hay làm cho sản vật vùng này thơm ngon hơn vùng khác và con người có cái “ bất khuất” hơn vùng khác?.
Nhưng sao, làm sao đừng để phương Bắc xâm lăng, đừng lừa dân ta, cho dân ta đỡ khổ với chất kích thích, hàng giả, hàng độc… chiếm đất, chiếm đảo, đánh đập, cướp tài sản của ngư dân… Biết bao giờ ta mới trở thành quốc gia Biển được.
Mùa Xuân Nhâm Thìn đầy ắp những suy nghĩ về đất nước con người Việt trước thế giới văn minh.